Phó Tổng cục trưởng TDTT Vương Bích Thắng chiều 9-2 khẳng định: “Thể thao Việt Nam phải tập trung vào 2 nhiệm vụ chính là tổ chức và thi đấu tại Đại hội thể thao châu Á trong nhà (AIG) lần 3 lẫn SEA Games 25. Tuy nhiên, với AIG việc quan trọng nhất là tổ chức thành công đại hội. Về mặt lực lượng, hầu như VĐV tham dự 2 đại hội này là khác nhau, nhưng ở các môn mà VĐV phải tham gia cả hai đại hội thì AIG 3 là bước đệm cho SEA Games 25”.
Chốt danh sách nội dung thi đấu tại AIG 3
![]() |
AIG 3 chỉ được coi là bàn đạp cho những VĐV chủ lực như Vũ Thị Hương (142)hướng tới SEA Games 25. Ảnh: Nguyễn Nhân |
Thực tế, từ trước Tết Nguyên đán, Ủy ban Olympic châu Á đã gửi sang Việt Nam danh sách các môn thi đấu cũng như số nội dung của từng môn. Tuy nhiên, bản danh sách này có một số nội dung chưa thuận lợi cho thể thao Việt Nam, vì thế hơn chục ngày qua, phía Việt Nam vẫn phải đều đặn liên lạc với Ủy ban Olympic châu Á để rà soát và thay đổi một số nội dung thi đấu.
Cuối cùng, hai bên đã chốt lại 20 môn thi đấu chính thức với 219 nội dung và 1 môn (thực chất là 2) thi đấu biểu diễn. Cụ thể, các môn sẽ có trong chương trình thi đấu chính thức gồm: 1/điền kinh trong nhà (26 bộ huy chương), 2/bơi bể ngắn 25m (30) và lặn (16), 3/khiêu vũ thể thao (10), 4/bi sắt (4), 5/ võ tự vệ nữ (8 hạng cân quyền Anh và 8 nội dung của wushu), 6/đá cầu (6), 7/cầu mây (2), 8/kabadi (1), 9/kurash (8), 10/thể thao điện tử (6), 11/bắn cung (8), 12/aerobic (4), 13/pencak silat (16), 14/cờ (4 nội dung cờ tướng và 4 nội dung cờ vua), 15/bóng đá trong nhà (2), 16/bóng rổ 3 người (2), 17/võ thuật (9 nội dung kickbox, 9 nội dung muay Thái, 14 nội dung vovinam), 18/billards & snooker (10), 19/múa lân-sư-rồng (6), 20/bowling (6).
Một nội dung thi đấu biểu diễn, nhưng thực chất là 2 môn jujitsu (nhu thuật) và beltwestling (vật đai), mỗi môn có 2 bộ huy chương.
Lực lượng chính vẫn phải làm nhiệm vụ Sea Games
Cho đến nay, cả kế hoạch tập huấn VĐV chuẩn bị cho AIG lẫn SEA Games đều chưa chốt. Do đặc thù, AIG chỉ tổ chức những nội dung thi không có trong chương trình Olympic, hoặc có thì khác nội dung. Thực tế thì các VĐV có khả năng giành HCV ở các môn chính đều đã được tập trung, vấn đề là chỉ còn là ở những môn tham dự, nhưng khó giành huy chương.
Có nhiều môn ở AIG đến nay vẫn rất còn xa lạ với những người làm thể thao Việt Nam, chẳng hạn kabadi, kurash thậm chí là muay Thái, thế nên đến nay, Tổng cục TDTT vẫn chưa quyết định có đầu tư đào tạo VĐV, hay thực hiện theo mô hình xã hội hóa.
Ở nhiều môn, chúng ta đã có VĐV, nhưng để thi đấu ở AIG đòi hỏi phải được tập luyện. Chẳng hạn Vũ Thị Hương hoàn toàn có thể thi đấu cự ly 60m điền kinh trong nhà, vấn đề là Hương phải được làm quen mà Cung điền kinh trong nhà phải sát AIG mới hoàn thiện thì làm sao có chỗ tập luyện. Thế nên, việc xác định AIG là bàn đạp cho SEA Games được xem là thỏa đáng. Với các môn bơi, điền kinh, đá cầu, wushu... thì quãng thời gian 2 tháng được xem là đủ để VĐV Việt Nam hồi phục thể lực cho một chu kỳ mới.
Để làm tốt cả hai nhiệm vụ ở AIG và SEA Games, ngành thể thao đang thiếu kinh phí trầm trọng. Ngoài số tiền ăn cho VĐV tăng lên 120.000đ/ngày, các chi phí khác dành cho tập huấn và thi đấu đều giữ nguyên so với những năm trước. Hiện nay, mỗi bộ môn thể thao đều có kế hoạch riêng, phù hợp điều kiện thực tế, có những môn sẽ tập trung kinh phí cho VĐV đi thi đấu nước ngoài như điền kinh, wushu, song có môn lại chú trọng vào việc thi đấu nước ngoài như karatedo, pencak silat…
THANH PHONG
(SGGP Thể thao)
Các tin, bài viết khác
-
Tiếc cho HCV SEA Games Nguyễn Trần Thanh Tự
-
Đội tuyển Việt Nam vào TPHCM
-
HLV Park Hang-seo tỏ ý muốn Hoàng Đức xuất ngoại sớm
-
Đội tuyển nữ quốc gia Australia dự AFF Cup nữ 2022
-
Roland Garros: “King” Carlos Alcaraz - tay vợt trẻ nhất lọt vào vòng 16 sau 16 năm
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp hai HLV Park Hang-seo và Mai Đức Chung
-
U23 Việt Nam không có gì phải áp lực
-
Sẵn sàng cho trận đấu “giàu có” nhất thế giới
-
Manchester United nhắm đến cái tên bất ngờ thay Cavani
-
Conte chính thức cam kết với Tottenham