Asiad 2018: Cuộc đua thú vị giữa Nhật Bản và Hàn Quốc

Khi Nhật Bản dành mọi sự tập trung cho Olympic Tokyo 2020 và xem Asian Games 2018 như bước thử nghiệm thì Hàn Quốc cũng đang dồn tổng lực quyết thay đổi thứ hạng trên bảng tổng sắp huy chương kéo dài nhiều kỳ Asiad đã qua. 

Cuộc đua tranh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc luôn là điều thú vị ở đấu trường Asiad. Ảnh: Getty Images
Cuộc đua tranh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc luôn là điều thú vị ở đấu trường Asiad. Ảnh: Getty Images

Ở 8 kỳ Á vận hội đầu tiên, Nhật Bản liên tục dẫn đầu cho đến Asiad lần thứ 9 tại Ấn Độ, Trung Quốc đã lội ngược dòng và trở thành quốc gia đứng đầu liên tục trong 9 kỳ Á vận hội cho đến nay. Vị trí số 1 sẽ khó có bất ngờ cho sự trở lại của Nhật Bản hay sự góp mặt của Hàn Quốc. Tuy nhiên, xứ sở kim chi đang sở hữu những bộ môn thế mạnh có thể giúp họ có cơ hội trở thành á quân của Asiad 18 trong khi Nhật Bản vắng mặt những trụ cột sáng giá. 

Hàn Quốc đặt mục tiêu giành 65 HCV tại Asian Games 2018 và quốc gia này sẽ tập trung vào 3 môn thể thao luôn giúp họ sở hữu số lượng huy chương lớn là đấu kiếm, bắn cung và taekwondo. Tại giải đấu kiếm quốc tế, Hàn Quốc đã gặt hái thành công lớn nhất trong lịch sử khi kết thúc chung cuộc với vị trí thứ 2 với 2 HCV, 3 HVB và 3 HCĐ và chỉ đứng sau Italia. 

Bộ tứ Kim Jung-hwan, Gu Bon-gil, Oh Sang-wuk và Kim Jun-ho sẽ đến Indonesia sau khi giúp Hàn Quốc có được danh hiệu thế giới thứ 2 liên tiếp, trong đó riêng Kim Jung-hwan đã mang về tấm HCV cá nhân. Ở Asiad 17, họ đã giành được 8 trong số 12 chiếc HCV, HLV Yang Dal-sik cho biết ông tin tưởng đội đấu kiếm hiện nay có thể bảo toàn được số lượng HCV. Ở nội dung đấu kiếm nữ, VĐV kỳ cựu 36 tuổi Nam Huyn-hee, người giành 6 HCV trong 4 kỳ Asiad liên tiếp cũng sẽ góp mặt với quyết tâm vượt qua kỷ lục của ngôi sao bơi lội Park Tae-hwan. 

Hai đội tuyển bóng đá nữ Hàn Quốc và Nhật Bản đối đầu ở Asiad.
Hàn Quốc cũng là quốc gia luôn giữ vị trí cao trong môn bắn cung nhiều thập kỷ nay. Xu hướng này có thể sẽ không thay đổi tại các kỳ Asiad và lần này Hàn Quốc kỳ vọng giành trọn 8 huy chương vàng, so với 4 chiếc HCV họ có được tại Incheon. Ngoài ra, họ còn nhắm đến 3 chiếc HCV ở nội dung hỗn hợp nam nữ được bổ sung từ Asiad 17. Chang Hye-jin, VĐV bắn cung giành 2 chiếc HCV và phá vỡ kỷ lục ở Olympic Rio de Janeiro đặt mục tiêu 3 chiếc HCV. Trước đó cô đã giành chiếc HCV tập thể và HCĐ cá nhân tại Asiad 17. 

Với môn taekwondo, việc giữ 6 trong tổng số 16 HVC và dẫn đầu trong tất cả các quốc gia tham gia, Hàn Quốc năm nay tiếp tục muốn bảo vệ danh hiệu. Đồng thời họ nhắm tới 4 HCV của một số nội dung biểu diễn mới – cũng là thế mạnh của taekwondo Hàn Quốc vừa thêm vào tại Asiad 18. Ngôi sao Lee Dae-hoon sẽ cạnh tranh tìm kiếm HCV thứ 3 liên tiếp ở hạng cân dưới 68 kg và Kim Tae-hyun, VĐV đang sở hữu 3 danh hiệu thế giới cũng góp mặt ở hạng cân dưới 58 kg. 

Còn với Nhật Bản, trưởng đoàn thể thao của họ, ông Yasuhiro Yamashita nhấn mạnh tầm quan trọng của Asiad 18, xem đây là bước chuẩn bị vững chắc cho Olympic ở nước nhà 2 năm sau. Ông cho biết thêm, Nhật Bản không đặt mục tiêu huy chương tại Asiad, họ sẽ dành nhiều cơ hội cho các VĐV trẻ và VĐV thuộc các bộ môn mới bổ sung được trải nghiệm không khí thi đấu tại một sự kiện thể thao lớn thứ 2 châu lục. 

Một số môn như leo núi thể thao và karate sẽ được đưa vào chương trình thi đấu tại Olympic. Vì vậy cách tổ chức những bộ môn mới và quá trình thi đấu tại Jakarta là một ví dụ điển hình quan trọng giúp họ hoàn thiện công tác tổ chức tại Olympic. 

Các VĐV bóng bàn hàng đầu Nhật Bản như “thần đồng” 15 tuổi Tomokazu Harimoto hiện đang xếp thứ 8 thế giới và Maharu Yoshimura - chủ nhân chiếc HCB Olympic sẽ không tham dự Asiad 18. Kohei Uchimura, người vô địch 3 kỳ Thế vận hội châu Á ở môn thể dục dụng cụ cũng sẽ không tham dự để tập trung vào giải vô địch thế giới sẽ tổ chức vào tháng 10 tới.

Thư hùng ở môn bóng chuyền nữ.
Niềm hy vọng của bơi lội Nhật Bản là Kosuke Hagino và Daiya Seto, sau chiếc HCB đầy ngạc nhiên ở cự ly 4x100m tại Olympic Rio cùng chiếc HCĐ tại giải vô địch thế giới năm ngoái, và mới đây là giải vô địch bơi lội Thái Bình Dương tại Tokyo 2018, họ đến Asiad 18 với mục tiêu khiêm tốn là 1 chiếc HVC. Họ cũng đánh giá đây là thời gian thử nghiệm để chuẩn bị cho Olympic 2020. 

Ủy ban Olympic Nhật Bản quyết tâm cao trong vai trò chủ nhà với mục tiêu giành 30 HCV ở Thế vận hội châu Á, hơn gần gấp đôi kỷ lục 16 huy chương họ giành được khi Nhật Bản là chủ nhà của Olympic năm 1964 và lần gần đây là ở Olympic Athens 2004.

Tin cùng chuyên mục