Cựu số 1 thế giới người Australia - Lleyton Hewitt (hiện xếp hạng 205 thế giới) - đã bị thổi bay bởi tay vợt cao kều Ivo Karlovic (Croatia, hạng 56 ATP, cao 2m08) với điểm số 3/6, 2/6 ở trận đấu đầu tiên tại AEGON Championships - Queen’s Club 2012.
Tuổi tác của Hewitt khiến anh không thể nào đương cự nổi những cú giao bóng mạnh “sấm sét” của Karlovic. Karlovic (mùa giải 2007, từng tung ra 1.318 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp, chỉ thua huyền thoại quần vợt Croatia Goran Ivanisevic với 1.477 cú trong mùa giải 1996) đã tạo ra 22 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong trận thắng Hewitt, trong đó có cú giao bóng giúp anh thắng match-point. Đặc biệt, chỉ trong 2 rơ đấu cầm giao bóng đầu tiên, Karlovic đã liên tục tung ra đến 7 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp khiến cho Hewitt “tối mắt”. Ngoài ra, Karlovic cũng đã giành được 3/11 cơ hội thắng break-point…
![]() |
Lleyton Hewitt bất lực trong trận thua Ivo Karlovic |
Hewittt bày tỏ: “Vâng, xét cho cùng thì đây là một kết quả quá thất vọng. Nó không cho bạn một cơ hội để làm được nhiều thứ. Bạn không thể ước định là mình đang đứng ở đâu ngay tại thời điểm này. Vâng, đơn giản đây là một ngày hoàn toàn thất vọng, với tất cả mọi thứ”. Trong khi để thua 3 break-point, Hewitt (từng 4 lần đăng quang ngôi vô địch Queen’s Club - thời đỉnh cao trong các năm 2000, 2001, 2002 và 2006) không tận dụng được cơ hội break-point nào trong trận đấu thứ 8 trong mùa. Hewitt cảm giác rằng chặng cuối con đường chuyên nghiệp của anh đã cận kề. Hewitt thi đấu rất ít trong thời gian gần đây vì tuổi tác và vì chấn thương (thành tích tốt nhất trong mùa này của anh là lọt đến vòng 2 Australian Open). Lần cuối cùng Hewitt thắng một danh hiệu là ở Halle hồi năm 2010.
AEGON Championships - Queen’s Club (ATP World Tour 250) là một trong những giải đấu làm nóng quan trọng trên mặt sân cỏ trước thềm Wimbledon, là giải đấu giao thời giữa mùa giải sân đất nện và mùa giải sân cỏ. Kể từ năm 1979 đến nay, đã có 6 tay vợt đăng quang ở Queen’s Club, sau đó “thừa thắng xông lên” giành luôn ngôi vô địch ở Wimbledon. Đó là John McEnroe (năm 1981 và 1984), Jimmy Connors (1982), Boris Becker (1985), Pete Sampras (1995, 1999), Lleyton Hewitt (2002) và Rafael Nadal (2008). Với ngôi vô địch hồi năm ngoái, Andy Murray đã trở thành tay vợt Anh thứ 2 sau Francis Gordon Lowe giành được “cú đúp” ở đây.
TIỂU PHI
Các tin, bài viết khác
-
Roland Garros: “King” Carlos Alcaraz - tay vợt trẻ nhất lọt vào vòng 16 sau 16 năm
-
“Trò chơi con nít” của Bernard Tomic và Nick Kyrgios: Chửi nhau trên MXH, thách đấu 1 triệu USD, có thể đấu cả… quyền Anh
-
Lý Hoàng Nam nhận thưởng gần 1 tỉ đồng cho HCV SEA Games
-
Roland Garros: Carlos Alcaraz và Alexander Zverev - Ứng viên thoát khốn khó sau 5 ván đấu
-
“Mỹ nữ Kiev” Marta Kostyuk khóc lóc: Họ quyết định như thể các tay vợt Ukraine không tồn tại
-
Roland Garros: Stan Wawrinka bị loại, tức giận la hét trọng tài vì “nước uống đóng băng”
-
Roland Garros: “Hoàng tử sân đất nện” Dominic Thiem giờ là “hữu danh vô thực”
-
Wimbledon: Trở thành “Grand Slam 0 điểm”, một giải đấu giao hữu - biểu diễn không hơn không kém
-
Roland Garros: Thế giới không đủ - khi Rafael Nadal, Novak Djokovic và Carlos Alcaraz ở cùng nhánh đấu
-
Roland Garros: Rafael Nadal “thử” chấn thương trong buổi tập đầu, Carlos Alcaraz đau nỗi đau người anh lớn