Yếu đừng ra gió

- Lâu quá rồi tui và ông không đi đổi gió. Đợt này đang vào hè, hay là mình làm một chuyến xem sao?
- Lâu quá rồi tui và ông không đi đổi gió. Đợt này đang vào hè, hay là mình làm một chuyến xem sao?

- Nhưng ông định đi đâu và làm gì?

- Leo núi. 

- Đến đỉnh Phan Xi Păng ở Lào Cai à? 

- Nhằm nhò gì. “Nóc nhà Đông Dương” chỉ có độ cao 3.143 m. Mình phải đến đỉnh Everest, nơi cao nhất trái đất với 8.848 m so với mực nước biển. 

- Giỡn hả? Leo núi là môn thể thao đầy mạo hiểm, đặt biệt đỉnh Everest có điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, chỉ thở thôi đã khó khăn rồi. Sẽ không dễ sống sót qua những cơn gió tuyết lạnh thấu xương đâu ông bạn già.

- Sợ à?

- Đã có rất nhiều người leo núi tử nạn trên con đường thực hiện giấc mơ chinh phục đỉnh Everest. Rải rác trên con đường chinh phục đỉnh núi là thi thể của những người đã tử nạn vì đam mê.

- Nếu ông sợ quá thôi ở nhà đi.

- Chẳng phải tui nhát. Cốt yếu là sức khỏe, liệu có đảm bảo đến được đỉnh núi không? Hay chỉ đến 1/5 đường đã bỏ của chạy lấy người? Mới đây, Nepal – quốc gia có đỉnh núi cao nhất thế giới, vừa ra quy định cụ thể về độ tuổi tối đa với người muốn chinh phục Everest.

- Leo núi cũng giới hạn độ tuổi?

- Mới đây, tại thủ đô Kathmandu (Nepal), gia đình và người thân của ông Min Bahadur Sherchan đã tổ chức lễ tang cho ông, một người leo núi giàu kinh nghiệm.

- Vì sao ông ấy tử vong?

- Ông Min Bahadur Sherchan tử nạn khi đang trong hành trình hướng tới mục tiêu lập lại kỷ lục chính ông từng nắm giữ là người cao tuổi nhất chinh phục Everest. Và, chính cái chết của cụ ông xới lên sự lo ngại liên quan tới sức khỏe của người cao tuổi trong điều kiện khắc nghiệt và thiếu ô-xy khi chinh phục các đỉnh núi cao.

- Vậy họ đặt ra giới hạn bao nhiêu?

- Nhà chức trách đặt giới hạn độ tuổi tối thiểu là 16 còn tối đa cho người leo núi là 76, trong khi tui và ông đã gần 80 tuổi. Bọn mình yếu quá rồi, xin đừng ra gió ông nha! 

- !?!?!?

Tin cùng chuyên mục