Vinh đi, Vinh lại về?

Đến nay, chuyện tiền đạo Lê Công Vinh có tiếp tục ở lại Nhật Bản sau mùa này hay không vẫn còn là dấu hỏi. Phía CLB C.Sapporo cho biết sẵn sàng tiếp tục mượn chân sút này ở mùa bóng 2014 và đã có văn bản gởi đến lãnh đạo CLB SLNA. Về phía mình, đội bóng xứ Nghệ ban đầu lấp lửng chuyện có để Vinh ở lại Nhật Bản hay không qua việc rất cần sự phục vụ của chân sút này khi họ không còn cầu thủ nào đủ tầm để tạo ảnh hưởng về thương hiệu.
Vinh đi, Vinh lại về?

Đến nay, chuyện tiền đạo Lê Công Vinh có tiếp tục ở lại Nhật Bản sau mùa này hay không vẫn còn là dấu hỏi. Phía CLB C.Sapporo cho biết sẵn sàng tiếp tục mượn chân sút này ở mùa bóng 2014 và đã có văn bản gởi đến lãnh đạo CLB SLNA. Về phía mình, đội bóng xứ Nghệ ban đầu lấp lửng chuyện có để Vinh ở lại Nhật Bản hay không qua việc rất cần sự phục vụ của chân sút này khi họ không còn cầu thủ nào đủ tầm để tạo ảnh hưởng về thương hiệu.

Quả thực, sau khi Huy Hoàng vào Cần Thơ rồi Trọng Hoàng vào Bình Dương, việc tìm kiếm một cầu thủ đủ tầm, mang dáng dấp thủ lĩnh trên sân cũng như tạo thương hiệu tốt với đội bóng xứ Nghệ hiện nay chỉ còn lại Công Vinh. Nên việc lãnh đạo đội bóng này, kể cả HLV Nguyễn Hữu Thắng băn khoăn cũng là điều tất yếu.

Công Vinh trong màu áo CLB C.Sapporo (Nhật Bản).

Công Vinh trong màu áo CLB C.Sapporo (Nhật Bản).

Nhưng mới đây, cũng từ đội bóng này một lãnh đạo khác tiết lộ con số mà phía CLB Nhật Bản đưa ra để tiếp tục mượn Công Vinh là quá thấp, không xứng tầm với đẳng cấp của anh. Đến lúc này, mới thấy thêm một “hạn chế” khác của đội bóng xứ Nghệ khi không chỉ hết người để làm thương hiệu mà còn cả chuyện tài chính. Đó cũng là nguyên nhân từng khiến nhiều lượt cầu thủ SLNA “bay” khỏi sân Vinh để tìm đến nhiều CLB khác.

Nếu xét về lực lượng thì SLNA hẳn không quá suy yếu dù nhiều trụ cột đã ra đi trong thời gian qua. Họ có sự cổ vũ cuồng nhiệt từ người hâm mộ trên cả nước, tuyến đào tạo trẻ cũng cung cấp đều đặn nhiều lứa cầu thủ tốt cho đội 1. Quan trọng là mục tiêu của họ trong mùa bóng ra sao? Bởi nếu xác định sẽ vô địch thì đã không cho C.Sapporo mượn vào cuối mùa bóng 2013 rồi.

Hạn chế của SLNA có vẻ như nằm ở chuyện “tế nhị” còn lại, mà đó cũng là tình hình khó khăn chung ở nhiều CLB khác trong lúc này. Thực tế may mắn cho SLNA là các tuyến đào tạo trẻ của họ vẫn ổn định ở đầu ra, nếu không thì cũng đã theo chân Đồng Tháp, Nam Định hay nhiều địa phương khác từng mạnh về đào tạo, nhưng chỉ cần khựng lại vào năm là… đi luôn. Họ còn có được một ê kíp hùng hậu trong ban huấn luyện với “Khổng Minh xứ Nghệ” Nguyễn Hồng Thanh và HLV Nguyễn Hữu Thắng.

Vinh đi, Vinh lại về. Có thể sẽ như vậy, nếu như đôi bên không tìm được tiếng nói chung về số tiền cho mượn. Nhưng điều chắc chắn là SLNA sẽ không quá yếu nếu tiếp tục không có Công Vinh ở mùa sau, hay C.Sapporo cũng không mạnh hẳn nhờ vào sự xuất hiện của Công Vinh.

QUỐC CƯỜNG

50.000 USD lớn hơn 5 tỷ đồng?

50.000 USD là số tiền mà CLB Sapporo đề nghị trả cho SLNA để có sự phục vụ của Lê Công Vinh thêm một mùa bóng nữa sau khi tiền đạo này chơi ngày càng hay và góp nhiều công sức để giúp Sapporo tràn trề khả năng thăng hạng J-League 1.

Đáp lại, phía SLNA ngay lập tức từ chối lời đề nghị đó với lý do: số tiền “bèo bọt” quá. Theo quan điểm của người đứng đầu đội SLNA thì giá của Công Vinh chí ít cũng phải là 5 tỷ đồng, tức là gấp 5 lần.

Phải chăng là Sapporo đánh giá quá thấp Lê Công Vinh và đưa ra giá 50.000 USD theo kiểu “chiếu lệ” chứ không hề muốn giữ tiền đạo này? Câu trả lời là không. Càng về cuối giải J-League 2, Lê Công Vinh càng liên tục được đá chính và thể hiện vai trò của mình. Như trận đấu trên sân Gifu chiều hôm qua, anh chơi đủ 90 phút, góp công vào bàn mở tỷ số và thực hiện phần lớn các pha đá phạt cho Sapporo trong chiến thắng 3-0 của đội này. Hơn nữa, việc Lê Công Vinh sang Nhật thi đấu cũng là một phần trong chiến dịch tiếp thị của hãng bia Sapporo đang phát triển tại Việt Nam. Như vậy, CLB Sapporo Consaldo thực sự cần Công Vinh trên mọi phương diện.

Nhưng tại sao chỉ là 50.000 USD chứ không phải 5 tỷ đồng? Đơn giản đó là cái giá mà Sapporo cho là hợp lý đối với họ. Số tiền ấy không phải là sự coi thường mà có thể nói, đó là giá trị thật theo góc độ của bóng đá chuyên nghiệp.

Theo chúng tôi, số tiền 50.000 USD của Sapporo Consadole “lớn” hơn con số 5 tỷ đồng của SLNA bởi nó phản ánh giá trị thật cũng như sự ghi nhận mà bóng đá Nhật Bản dành cho Lê Công Vinh. Nó khác hẳn cách định giá cầu thủ theo kiểu “trên trời” mà bóng đá Việt Nam đã làm trong suốt thời gian qua.

Cứ nhìn đội tuyển quốc gia trong trận thua Uzbekistan vừa qua thì biết. Những đôi chân bạc tỷ ấy đã chứng tỏ giá trị của mình như thế nào?

VIỆT QUANG

Tin cùng chuyên mục