Truyền hình, một miếng bánh?

Có lẽ không lĩnh vực nào trong bóng đá Việt Nam lại “vẽ” được chân dung “chuyên nghiệp kiểu Việt Nam” bằng câu chuyện về bản quyền truyền hình. Vì vậy, cũng thật ngạc nhiên khi VPF lại chọn truyền hình làm “trận địa” đầu tiên của mình khi bắt đầu hoạt động.
Truyền hình, một miếng bánh?

Có lẽ không lĩnh vực nào trong bóng đá Việt Nam lại “vẽ” được chân dung “chuyên nghiệp kiểu Việt Nam” bằng câu chuyện về bản quyền truyền hình. Vì vậy, cũng thật ngạc nhiên khi VPF lại chọn truyền hình làm “trận địa” đầu tiên của mình khi bắt đầu hoạt động.

Thà VFF lấy lại bản quyền rồi “cho không” VTV và các đài địa phương còn được lợi hơn nhiều…Ảnh: Quang Minh

Thà VFF lấy lại bản quyền rồi “cho không” VTV và các đài địa phương còn được lợi hơn nhiều…Ảnh: Quang Minh

Không khó để nói với nhau rằng, riêng với truyền hình, đừng vội nghĩ đến chuyện thu lợi nhuận. Những nhà kinh doanh tài ba của VPF chắc chắn biết rất rõ điều này bởi họ không đơn thuần chỉ là người làm kinh doanh mà còn không thể xa lạ với các thể chế ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội Việt Nam. Truyền hình tại Việt Nam vẫn có mục tiêu tối thượng là phục vụ. Đã là phục vụ, vấn đề tiền bạc nên hiểu một cách tương đối. Bất kỳ ai nhìn bản quyền truyền hình bóng đá tại Việt Nam như một “miếng bánh” đều có thể mắc sai lầm. Những chương trình giải trí nổi tiếng nhất tại Việt Nam đều phải “mua sóng” của các đài nổi tiếng, đặc biệt là VTV chứ làm gì có chuyện sản xuất chương trình rồi bán cho nhà đài. Bóng đá, càng chưa đến mức ấy.

Phải chăng vì vậy mà AVG nhiều khả năng thua thiệt trong trường hợp VPF đặt hợp đồng của họ ký với VFF lên bàn đàm phán.

o0o

Cũng xin nói ngay, đừng tưởng VPF đàm phán với AVG là để tăng số tiền phải trả. Nhiều khi, có thể giá còn xuống thấp hơn mà AVG vẫn cứ phải “thua” mới đáng nói. Tất nhiên, về bề mặt thì VPF sẽ nói rằng họ đã đàm phán ở mức giá cao hơn nhưng nếu chúng ta đã chứng kiến cách mua Lê Công Vinh mà bầu Kiên tiến hành thì “thấy vậy chứ chưa hẳn đã vậy”.

Đối với AVG, bản quyền ấy là một “miếng bánh thơm”, thậm chí là “rất thơm” cho dù họ đang phải mất trắng toàn bộ số tiền phải trả cho VFF mà không thu lại đồng nào từ các nhà đài. Với hợp đồng dài đến 20 năm, thì chuyện trả trọn gói 6 tỷ để độc quyền cũng như đầu tư một miếng đất ruộng thật lớn chờ thời vậy. Chẳng mất đi đâu cả.

Nhưng với VPF, họ có muốn đàm phán lại với AVG không phải là chuyện tiền nong. Các ông bầu có chân trong VPF dư sức biết, từ trước đến nay, số tiền 6 tỷ thu được của AVG là lớn lắm rồi, khó mà thu được nhiều hơn. Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam trong một khoảng thời gian dài nữa không thể kiếm tiền từ bản quyền truyền hình được khi mà hệ thống xem truyền hình trả tiền vẫn chưa khai thác được doanh thu từ thuê bao kênh riêng.

Trong khi đó, các ông bầu tại Việt Nam lại rất cần truyền hình để quảng bá cho thương hiệu doanh nghiệp. Bầu Đức, bầu Kiền, bầu Thắng… đều từng phải trả tiền thêm tiền cho nhà đài để tăng số lượng phát sóng các trận đấu của CLB mình. Tính ra, số tiền mà các CLB phải trả cho các đài còn nhiều gấp đôi số tiền AVG trả lại cho các CLB sau khi độc quyền. Như vậy, bán cho AVG hóa ra là… lỗ. Đặc biệt là nếu AVG dùng bản quyền ấy để kinh doanh khiến các đài khác không mua sóng thì các CLB lại càng thiệt hại.

o0o

Nói nôm na, thà VPF lấy lại, “cho không” VTV và các đài địa phương, còn có lợi hơn nhiều. Hơn nữa, 6 tỷ đồng nghe thì lớn chứ đối với các ông bầu của VPF thì đâu có bao nhiêu. Thà lấy lại để “giữ giá” mà vẫn bảo đảm phục vụ bà con thì vẫn lãi to.

Tóm lại, truyền hình không phải là một miếng bánh và nó phản ánh khá chân thực bản chất của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Bóng đá chúng ta vẫn còn đang được “bao cấp” từ các ông bầu và tự nhiên, quyền lợi của các ông bầu chắc chắn phải được ưu tiên hơn là số tiền 6 tỷ chảy vào ngân sách của VFF

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục