Thân phận trọng tài

Với việc ông Hà Anh Chiến nhận án phạt treo còi vĩnh viễn từ Ban trọng tài Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, có thể nói một lần nữa giới trọng tài lại tạo ra những cơn bão cho đời sống bóng đá Việt. Tính ra trung bình cứ mỗi năm, bóng đá Việt Nam lại “mất” 2 trọng tài vì các vấn đề khác nhau trong và ngoài sân bóng.

Với việc ông Hà Anh Chiến nhận án phạt treo còi vĩnh viễn từ Ban trọng tài Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, có thể nói một lần nữa giới trọng tài lại tạo ra những cơn bão cho đời sống bóng đá Việt. Tính ra trung bình cứ mỗi năm, bóng đá Việt Nam lại “mất” 2 trọng tài vì các vấn đề khác nhau trong và ngoài sân bóng.

Thân phận trọng tài ảnh 1

Trọng tài luôn phải chịu áp lực rất lớn từ nhiều phía. Ảnh: NGUYỄN NHÂN

Nghề “bạc” nhưng vẫn làm

Một trợ lý trọng tài cấp quốc gia của Việt Nam có thu nhập trung bình gần 7 triệu đồng/tháng. Nếu tính công việc này như là một “nghề tay trái” thì số tiền đó không nhỏ, nhưng trong bóng đá, với thu nhập như vậy thì trọng tài trở thành “miếng mồi ngon” cho các loại tiêu cực.

Một trợ lý trọng tài cho biết: “Thu nhập bây giờ của giới trọng tài đã đỡ hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, mức thu nhập này không thể nuôi sống vợ con”. Cụ thể, hiện tại một trợ lý trọng tài nếu được bắt chính sẽ nhận được 4 triệu đồng/trận. Nếu là trọng tài FIFA hoặc trợ lý loại A sẽ được bắt tầm hơn 20 trận, tức là tổng thu nhập tầm 100 triệu đồng/người/năm. Với đa phần các trọng tài có nghề nghiệp chính là giáo viên thể chất dạy cấp 1, cấp 2 như trường hợp ông Hà Anh Chiến thì có thể nói, mỗi năm được thêm chừng đó tiền không hề ít một chút nào. Đây là lý do mà trong giới trọng tài Việt Nam luôn tồn tại đến “3 dây”, tức là những ê kíp được đứng đầu bởi những “ông trùm” trọng tài, những người có thể tác động đến việc phân công trọng tài, qua đó ai trong “dây” thì sẽ được ưu ái phân công bắt nhiều trận hơn, được ngồi bàn nhiều hơn để chẳng làm gì nhiều mà tiền vẫn đều đều chạy vào tài khoản mỗi tuần.

Cũng trợ lý trọng tài nói trên tâm sự: “Ở Việt Nam, nghề trọng tài không được xã hội công nhận, vì thế được xem là nghề tay trái. Hầu hết các trọng tài phải làm những công việc khác để kiếm sống. Có anh là giáo viên, có anh là nhân viên của sở. Chúng tôi làm vì đam mê nhưng không phải ai cũng được lựa chọn. Cũng nói thẳng, cái nghề trọng tài này thích thì đến, thích thì chơi. Kiểu bồi dưỡng cho anh bao nhiêu đó, anh chơi được thì chơi còn không cũng chẳng ràng buộc. Nhiều người đam mê, theo nghề nhưng áp lực vì miếng cơm manh áo rất lớn”.

Hối hận đã muộn

Trọng tài Trương Thế Toàn, người từng phải đi tù sau vụ “đại án” trọng tài năm 2005, nay vẫn đến sân xem bóng đá mỗi cuối tuần, nhưng không còn dám làm gì liên quan đến niềm đam mê của mình. Ông Toàn thừa nhận: “Hậu quả lớn nhất của một trọng tài tiêu cực đó là con cái không còn được tự hào vì mình, đi đâu cũng chẳng dám nói mình biết về bóng đá. Một lần sai lầm, có thể đánh đổi cả một đời không ngóc đầu lên được vì miệng lưỡi  thiên hạ”.

Trong giới trọng tài, mỗi khi có các trường hợp tiêu cực thì thường được “xử nội bộ” nhằm giữ lại thể diện cho người cầm còi ở bên ngoài sân bóng. Tuy nhiên, giới truyền thông không khó để xác định vì lỗi gì mà trọng tài bị “treo còi vĩnh viễn”, thế nên áp lực từ xã hội vẫn rất lớn đối với những ai theo đuổi công việc này.

Một cựu trọng tài giàu kinh nghiệm cho biết: “Cái nghề trọng tài bạc và vô vàn áp lực, ra sân phải đối diện với 22 cầu thủ trên sân, 22 cầu thủ ở ngoài, 2 HLV và biển người trên khán đài. Anh nào có bản lĩnh thì dễ vượt qua, còn mới vào nghề là dễ “chết” lắm, dù “tâm” sáng. Thế nên, người không đủ bản lĩnh thì thường bỏ nghề sớm hoặc dính vào tiêu cực”.

VIỆT QUANG

Tin cùng chuyên mục