TDDC Việt Nam nhìn từ Giải Vô địch quốc gia 2010: Chưa quá tụt hậu ở Đông Nam Á

Sau sự cố doping của Ngân Thương ở Olympic Bắc Kinh 2008, hay những VĐV đỉnh cao như Minh Tuấn, Minh Sang không còn duy trì được phong độ, đã có những lo ngại về môn thể dục dụng cụ (TDDC) của Việt Nam ở đấu trường SEA Games...Nữ, chưa có những cái tên nổi bật
TDDC Việt Nam nhìn từ Giải Vô địch quốc gia 2010: Chưa quá tụt hậu ở Đông Nam Á

Sau sự cố doping của Ngân Thương ở Olympic Bắc Kinh 2008, hay những VĐV đỉnh cao như Minh Tuấn, Minh Sang không còn duy trì được phong độ, đã có những lo ngại về môn thể dục dụng cụ (TDDC) của Việt Nam ở đấu trường SEA Games...

Nữ, chưa có những cái tên nổi bật

Việc Phan Thị Hà Thanh giành ngôi vô địch toàn năng nữ tại giải vô địch quốc gia 2010 vừa kết thúc tại Hà Nội mở ra hy vọng mới của TDDC Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là hy vọng lớn, bởi Hà Thanh giành HCV toàn năng (52,150 điểm) chỉ hơn chút ít so với Ngân Thương (51,950 điểm). Điều đáng nói là Hà Thanh (sinh năm 1991) cũng chỉ kém Ngân Thương (sinh năm 1989) hai tuổi.

Hà Thanh (ảnh) và Ngân Thương hiện vẫn là 2 cái tên nổi bật nhất của TDDC nữ... Ảnh: Q.Thắng

Hà Thanh (ảnh) và Ngân Thương hiện vẫn là 2 cái tên nổi bật nhất của TDDC nữ... Ảnh: Q.Thắng

Trong khi đó, những ai quan tâm tới TDDC đều biết, Ngân Thương đã có quãng thời gian khá dài phải nghỉ tập luyện và thi đấu vì lệnh cấm sau vụ doping, cũng như phải tập trung học văn hóa tại Đại học TDTT. Nay, Ngân Thương chỉ trở lại thi đấu vì Hà Nội cần huy chương để tranh chấp ngôi đầu trên bảng xếp hạng.

Vậy nhưng ở từng đơn môn, Hà Thanh cũng không vượt được Ngân Thương. Cụ thể, VĐV của Hải Phòng dẫn đầu 2 nội dung là cầu thăng bằng (13,425 điểm) và nhảy chống (14,475 điểm), còn VĐV của Hà Nội vô địch xà lệch (13,375 điểm) và thể dục tự do (13,825 điểm).

So sánh như vậy nhằm thấy rằng, cơ hội để Hà Thanh giành được HCV toàn năng ở SEA Games như Ngân Thương là rất khó khăn, và chỉ có hy vọng ở những đơn môn, chẳng hạn như bài nhảy chống với số điểm khá ấn tượng 14,475 như đã nói ở trên.

Ngoài 2 cái tên này, các VĐV trẻ khác vẫn chưa tạo được sự yên tâm cho Ban huấn luyện. Cũng vì lẽ đó mà trong danh sách cử VĐV dự giải vô địch thế giới vào đầu tháng 10 tới tại Hà Lan chỉ có tên của 6 VĐV nam.

Nam, vẫn trông vào những cựu binh

TDDC được xem là môn thể thao của trẻ con, bởi 20 tuổi đã bị xem là già. Thế nhưng, ở Việt Nam đã có những ngoại lệ, như việc tuyển thủ Nguyễn Minh Tuấn của Quân đội đã 31 tuổi vẫn giành ngôi vô địch. Không những thế, VĐV này dù nghỉ tập luyện đỉnh nhiều tháng qua, nhưng vẫn dẫn đầu nội dung vòng treo với số điểm khá cao (14,675).

Trong khi đó, VĐV Minh Sang của TPHCM (sinh năm 1982) cũng ở nhóm U30, nhưng vẫn giành HCV toàn năng, HCV ngựa vòng (ngựa tay quay) cho thấy lực lượng VĐV nam của chúng ta đang thiếu hụt trầm trọng.

...Trong khi cựu binh Trương Minh Sang vẫn chưa có người thay thế ở phía VĐV nam.

...Trong khi cựu binh Trương Minh Sang vẫn chưa có người thay thế ở phía VĐV nam.

Rất may là các VĐV được xem là trẻ hơn đã thể hiện sự tiến bộ ở những nội dung sở trường, qua đó mở ra hy vọng có HCV SEA Games các đơn môn. Hoàng Cường (sinh năm 1990), Phước Hưng (sinh năm 1988), Hầu Trung Linh (sinh năm 1986) là những hy vọng ấy. Hoàng Cường (Hà Nội) tỏ ra đều hơn khi giành HCB toàn năng, dù chỉ vô địch HCV thể dục tự do. Phước Hưng (Hà Nội) tuy giành HCĐ toàn năng, nhưng lại có cú đúp HCV xà đơn và xà kép. Hầu Trung Linh (Quân đội) thì vô địch bài nhảy ngựa.

Chính vì mỗi người mỗi vẻ như vậy cho nên bà Nguyễn Kim Lan - Trưởng Bộ môn thể dục Tổng cục TDTT vẫn tỏ ra tự tin: “Việt Nam vẫn đủ sức đứng trong ba tốp đầu ở SEA Games tới. Chúng ta vẫn chưa bị tụt hậu!”.

Nói như vậy, nhưng một giải nằm trong chương trình thi đấu Đại hội TDTT toàn quốc mà chỉ có 4 đoàn tham dự (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Quân đội), số VĐV có thể giành HCV quốc gia đếm trên đầu ngón tay khiến sự lo âu là không thể tránh khỏi với những người biết lo xa.  

THANH PHONG

Tin cùng chuyên mục