Nguyên nhân rớt hạng

Hull.City, Sunderland và Middlesbrough là những cái tên chính thức rớt hạng, và cả 3 đều tồn tại những điểm chung làm nguyên nhân chủ chốt trong bi kịch của mình.
Sự lão luyện của Moyes không thể giúp Sunderland trụ hạng thành công.
Sự lão luyện của Moyes không thể giúp Sunderland trụ hạng thành công.
Không có oan uổng
Nhìn vào 3 đội bóng phải xuống chơi Championship mùa sau, nếu để chọn ra gương mặt tiếc nuối nhất thì đó là Hull City. Bầy hổ đã có hành trình tốt kể từ khi được đảm nhận bởi HLV Marco Silva, nhưng mọi thứ thay đổi quá nhanh từ vòng 36 khi để thua Sunderland.
Tuy nhiên, thực tế không có gì phải tiếc. Hull có bị kịch như hôm nay là điều mà họ đáng phải nhận. Nếu như BLĐ đội bóng sớm đưa HLV Silva ngồi vào chiếc chiếc ghế “nóng” tại sân KC, mọi thứ đâu có đến nỗi như vậy. “Tôi nghĩ nếu như Silva đến Hull sớm hơn, mọi thứ không như bây giờ,” HLV Alan Pardew chia sẻ trên Sky Sports.
Giống như thế là trường hợp của Sunderland, Chủ tịch Ellis Short đã quá kiên nhẫn trước sự bất lực của HLV David Moyes. Sau khi Sunderland chính thức rớt hạng, các chuyên gia xứ sương mù đặt ra nhiều sự “giá như”. Giá như Chủ tịch Short không đặt niềm tin mù quáng vào HLV Moyes, và giá như ông kiên quyết như Leicester “trảm” Claudio Ranieri thì Mèo đen không như thế. 
Tương tự vậy, phải chi BLĐ Middlesbrough sa thải HLV Aitor Karanka ngay giữa tháng 2-2017, mọi chuyện có thể chuyển biến tích cực hơn sau 10 trận liên tiếp không thể thắng tại Premier League.

Lão luyện không phải tất cả

Premier League luôn luôn là môi trường đề cao sự lão luyện của các nhà cầm quân. Nhưng vài mùa trở lại đây, khái niệm trên bắt đầu được chứng minh không hẳn đúng hoàn toàn. 
Căn cứ vào đâu để nói? Dễ, nhìn vào trường hợp của David Moyes thì rõ. 11 năm đảm nhận cương vị thuyền trưởng của Everton cùng với khoảng thời gian tại Man.United, bầu không khí Premier League như thế nào, chiến lược người Scotland đã quá rõ. HLV Moyes đã tích lũy cho mình một lượng kinh nghiệm dồi dào và đáng mơ ước đối với bất kỳ nhà cầm quân nào. Ấy vậy, ông không thể xoay chuyển cục diện của Sunderland dù đảm nhận cương vị thuyền trưởng cả mùa.
Nếu dùng HLV Moyes để so sánh với Antonio Conte của Chelsea - người mới đến Premier League trong mùa đầu mà đã thành công thì hơi khập khiễng. Nhưng để so sánh với Eddie Howe của Bournemouth thì rất rõ. Đẳng cấp của Bournemouth cùng Sunderland tương đương nhau, ngân sách chi tiêu cũng không hề hơn nhau. Trong khi đó, “tuổi nghề” của HLV Howe lại kém xa HLV Moyes. Để rồi rốt cuộc, Bournemouth trụ hạng thành công, Sunderland thì không.
Ngoài vấn đề trên, Premier League mùa này còn củng cố quy tắc về độ thành công từ những trợ lý. Thông thường, những trợ lý khi bước lên làm HLV ở Premier League, không nhiều người gặt hái kết quả tốt. Thất bại của Stuart Grey, Eddie Gray, Peter Shreeves…là một trong những ví dụ rõ nhất cho vấn đề này. Chỉ duy nhất Bob Paisley tại Liverpool được đánh giá là thành công giai đoạn 1974-1983 sau thời gian làm trợ lý từ 1959-1974. Mãi đến gần đây là trường hợp của Roberto Di Matteo tại Chelsea. Mùa này, vấn đề trên hiện hữu với Leicester City và Swansea.
Craig Shakespeare giúp Leicester thoát khỏi nguy hiểm để có thể trụ hạng thành công. Paul Clement cũng vậy khi đã xuất sắc lật ngược tình thế để giúp Swansea có thể ở lại Premier League.
Nên tóm lại, lão luyện đôi lúc chỉ là yếu tố cần, chứ không phải là nguyên nhân chính để quyết định thành công ở một nhà cầm quân ở môi trường bóng đá cao nhất nước Anh.

Tin cùng chuyên mục