Đây là món quà quý giá mà ông Eric Babolat, Giám đốc điều hành hãng sản xuất vợt Babolat, tặng riêng cho Nadal, người hùng ở French Open, người mà Eric luôn duy trì mối quan hệ không chỉ hợp tác thân thiện mà còn chia sẻ thân tình suốt từ năm 2004 cho đến nay. Trên cán và chạy dọc 2 bên thanh Aero-Pro Drive “Thập toàn, thập mỹ”, người ta có thể thấy những họa tiết tươi tắn màu vàng – đen và đỏ, kèm theo số năm đánh dấu những ký ức chiến thắng của Nadal ở mặt sân đất nện tại Paris – 2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2012, 2013, 2014 và 2017.

Guillermo Cambon, một trong 2 thợ thử nghiệm bảo kiếm của Babolat được phân công đặc trách nhiệm vụ thử kiếm cho riêng mình Nadal, cho biết: “Nadal không phải mẫu người có yêu cầu quá lớn trong việc dụng vợt. Anh ấy cũng không phải là mẫu khách hàng sử dụng vợt quá nhiều, anh ấy dung nhiều nhất khoảng 30 cây vợt/năm”. Theo Babolat, Nadal là tay vợt duy nhất chưa từng “bẻ gãy” một thanh kiếm nào trong suốt sự nghiệp chinh chiến của mình. Vậy thì, thanh “Thập toàn, thập mỹ”, dù không được xem như là một thanh “Thượng phương bảo kiếm”, vì Nadal đã mất ngôi “Nhà vua”, nhưng với thiết kế đặc biệt của nó, sẽ được Nadal sử dụng đến tận khi nào? Hết cả mùa giải này? Hay tới lần… đăng quang Roland Garros lần thứ 11 trong sự nghiệp?
2-Thay “bảo kiếm”, nhưng trước mắt Nadal vẫn sẽ không “sính cường”, tranh lại ngôi “Nhà vua ATP” từ tay Federer. Anh này mới vừa cho biết cách đây mấy hôm, ở thời điểm Federer vừa giành lại ngôi số 1 thế giới từ tay của anh với màn trình diễn “tuyệt đỉnh kungfu” ở Rotterdam Open 2018: “Federer không nhất thiết phải giành lại ngôi “Nhà vua” để chứng tỏ anh ấy là ai trong làng quần vợt của thế giới. Những gì anh ấy gặt hái được đã là khó thấy lắm rồi, và bạn chỉ có thể chúc mừng anh ấy mà thôi”.
“Thứ hạng không hề dối trá! Anh ấy đã chơi tốt hơn tôi đôi chút trong suốt 12 tháng vừa qua. Tôi đã nằm trong tốp 2 thế giới trong suốt nhiều năm vừa qua, thế nên, hạng 1, hạng 3 hay hạng 5 cũng chẳng tạo ra khác biệt lớn lao gì cả. Điều khiến tôi cảm thấy hạnh phúc là vẫn cảm thấy khao khát và có thể thắng được các giải đấu mà mình tham gia. Tôi sẽ không chiến đấu để giành lại ngôi “Nhà vua”. Tôi sẽ chỉ chiến đấu cho một mùa giải thành công nhất có thể. Nếu điều đó có nghĩa là, cuối mùa tôi có thể giành lại vị thế của mình, thì cũng OK thôi”, Nadal nói.


_David Ferrer (Tây Ban Nha) – Andrei Rublev (Nga) 6-4, 6-3
_Kevin Anderson (Nam Phi) – Radu Albot (Moldova) 6-4, 6-3
_Ryan Harrison (Mỹ) – John Isner (Mỹ) 6-3, 7-6 (7-5)
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Rafael Nadal: Xác nhận tham gia Mexican Open, BTC mừng rơn vì sẽ bán hết vé
-
Davis Cup: Federer không thích “Pique Cup”, Pique phản ứng, nói đến sự dính dáng của Messi
-
Tiếp tục “trả giá” vì thắng Federer, Tsitsipas “thua chính mình” ở Rotterdam
-
Argentina Open: Cháy lửa lần cuối, Ferrer thắng trong trận đấu thứ 1.100
-
16 ngày sau khi vô địch Australian Open, Osaka bất ngờ chia tay HLV
-
Quên Tsitsipas, Zverev đi, Medvedev mới là “Next Gen” đáng chú ý
-
Federer nhận 1 triệu EUR chỉ để tham gia 1 giải đấu
-
Roger Federer: Không còn săn ngôi số 1, vẫn muốn bay lên 9 tầng mây ở Wimbledon
-
Roger Federer, Rafael Nadal và Novak Djokovic: Tiếp theo là gì?
-
Rafael Nadal nổi giận khi tin đám cưới bị tiết lộ trên báo