Không giống Chelsea, cũng chẳng giống Barca

…Để mà hồ hởi thì chắc là chỉ duy nhất có người Anh với một trận đấu như vậy. Đá gì mà lúc nào cũng thủ bằng một hàng hậu vệ 4 người cách cầu môn chỉ chừng 10-15m, lên 7-8m lại có thêm một hàng hậu vệ 4 người nữa.
Không giống Chelsea, cũng chẳng giống Barca

…Để mà hồ hởi thì chắc là chỉ duy nhất có người Anh với một trận đấu như vậy. Đá gì mà lúc nào cũng thủ bằng một hàng hậu vệ 4 người cách cầu môn chỉ chừng 10-15m, lên 7-8m lại có thêm một hàng hậu vệ 4 người nữa.

Ngay cả tiền vệ nhạc trưởng Steven Gerrard cũng thường xuyên phòng ngự như một trung vệ thứ thiệt.

Ngay cả tiền vệ nhạc trưởng Steven Gerrard cũng thường xuyên phòng ngự như một trung vệ thứ thiệt.

"Chúng tôi cảm thấy bực bội khi trận này kết thúc hòa”, hậu vệ Evra của Pháp nói, “Chúng tôi chơi hay hơn đội Anh nhiều. Nhưng nhiều lúc cứ như là có tới 15 đối thủ trước mặt vậy. Rất khó tìm ra khoảng trống vì đội Anh phòng ngự y như Chelsea đá với Barca. Người ta cười cho đấy…”.

Đúng, người ta cười cho đấy! Cười ở chỗ vai vế, thực lực và cả thực tế thi đấu trên sân, đội tuyển Anh đâu có lép đến độ tự nhường 2/3 sân bóng, nhường 60% ưu thế cầm bóng và nhường luôn 15 cơ hội dứt điểm cho Pháp để lui về cố thủ bằng 2 lớp 4 người như vậy! Đội Pháp này không phải là Barca, càng không phải như Tây Ban Nha. Đội Pháp thiếu mạch lạc khi phối hợp tấn công, nhiều lần chuyền hỏng ở trung tuyến, bấp bênh tại khu vực giữa tiền vệ thủ Diarra và cặp trung vệ.

Trước một đối thủ như thế mà đội hình Anh cũng chỉ dám lên bóng lẻ tẻ vài người ngay cả khi gặp tình huống hết sức thuận lợi! Thủ lĩnh Gerrard hầu như chỉ đá như một trung vệ nhô cao ngay cả khi thời cơ cho phép anh lên cao hơn nữa và hơn nữa để vận dụng trình độ khởi phát tấn công rất tốt của mình.

Tiền vệ biên Olaxde-Chamberlain và đặc biệt là Milner vốn tấn công rất khá ở CLB của họ nhưng vào trận này chỉ “nhá” được vài pha là quay về ngay với khu vực phòng thủ mà HLV yêu cầu. Họ đã quay ngược lại với những gì giới hâm mộ từng biết về họ và mong chờ ở họ.

Tất nhiên, họ có lý do để bào chữa. Và họ đã bào chữa. Nào là trận đầu đầy áp lực, ưu tiên trước nhất là không được thua. Nào là chỉ cần không thua Pháp thì dứt khoát sẽ trót lọt với 2 trận gặp Thụy Điển và Ucraina. Ừ thì cứ cho là Thụy Điển và đội chủ nhà Ucraina không bằng Pháp về trình độ thi đấu. Nhưng dù là vậy, đội hình Anh cũng vẫn khó thắng, khó mà lấy được số điểm cần thiết cho một chiếc vé tứ kết nếu cứ tiếp tục rụt rè như trận vừa qua.

Thống kê cho thấy trận hòa Pháp 1-1 chỉ có đúng một lần đội Anh dứt điểm đúng hướng - quả đánh đầu ghi bàn của trung vệ Lescott ở phút 30, từ pha đá phạt của Gerrard. Thực tế cho thấy tiền đạo Ashley Young dù đã thường xuyên khuynh đảo khu vực tấn công vẫn liên tục đói bóng, còn Welbeck thì chỉ có được một vài pha hăm hở băng lên là… mất. Quá ít đường chuyền tấn công hoặc phản công đến với họ, hàng tiền vệ ở cách họ quá xa và cơ hội để họ làm một điều gì đó cũng quá xa vời.

Cho nên, Patrice Evra nói đội Anh “đá như Chelsea gặp Barca” cũng không đúng. Đành rằng Chelsea bị Barca bủa vây, dồn ép, công kích cực độ từ đủ mọi hướng, nhưng hễ có dịp là Chelsea hạ đòn ngay bằng cú mở bóng đúng lúc của Lampard, tốc độ dốc bóng kịch liệt của Ramires và cú sút bóng chính xác của Drogba.

Còn đội tuyển Anh, hình như họ không có nhân sự, không có ý thức và cũng chẳng có tinh thần để làm điều đó. Vì vậy, để hài lòng với trận hòa Pháp 1-1 thì chắc là cũng chỉ có người Anh tạm hài lòng mà thôi…

Minh Khôi

Tin cùng chuyên mục