Hy sinh vì sự nghiệp

Việc võ sĩ Taekwondo tài năng Chu Hoàng Diệu Linh từ giã sàn đấu ở tuổi khá trẻ không làm nhiều người bất ngờ. Dù sao, quyết định của Diệu Linh cũng khá sớm. Hoàn cảnh của các VĐV không thể từ giã thể thao mới nan giải.
Hy sinh vì sự nghiệp

Việc võ sĩ Taekwondo tài năng Chu Hoàng Diệu Linh từ giã sàn đấu ở tuổi khá trẻ không làm nhiều người bất ngờ. Dù sao, quyết định của Diệu Linh cũng khá sớm. Hoàn cảnh của các VĐV không thể từ giã thể thao mới nan giải.

Sau thành công vang dội với chiếc HCĐ thế giới, Phan Thị Hà Thanh (phải) không được nhiều ưu đãi. Ảnh: PHƯƠNG YẾN

Sau thành công vang dội với chiếc HCĐ thế giới, Phan Thị Hà Thanh (phải) không được nhiều ưu đãi. Ảnh: PHƯƠNG YẾN

Đồng cảm

Việc gia đình Diệu Linh không muốn con mình theo nghiệp võ cũng là chuyện dễ hiểu vì đã đạt được mục đích cơ bản là chơi thể thao, còn chuyện thi đấu chuyên nghiệp thì xin… thôi để còn lo chuyện học hành, sự nghiệp.

Nói như vậy để thấy các VĐV chơi thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam phải chịu nhiều hy sinh thế nào. Trường hợp rõ nét nhất là người vừa lập kỳ tích đoạt HCV châu Á môn TDDC Phan Thị Hà Thanh. Cô gái Hải Phòng này là con của một gia đình trí thức với bố là cán bộ khí tượng còn mẹ là bác sĩ. Đã thế, cô còn không có tố chất của VĐV thể dục khi cơ thể không thon gọn từ bé. Thành công của Hà Thanh chỉ đơn giản là tập luyện và tập luyện.

Nếu chúng ta biết, để có một VĐV thể dục đẳng cấp châu Á phải mất gần chục năm, từ tuổi lên 10 đã phải chịu một chu trình huấn luyện hà khắc sẽ hiểu Hà Thanh đã mất đi trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình. Chính vì thế mà phải đến tuổi 21, thời điểm “xế chiều” của môn thể thao này (đỉnh cao của một VĐV TDDC là 15-18 tuổi), Hà Thanh mới đạt được thành công rực rỡ để tạo nên một trường hợp thú vị không chỉ ở thể thao Việt Nam mà còn trên thế giới.

Gần đây, thông tin về tay vợt nam danh tiếng Đoàn Kiến Quốc kiên quyết ngưng thi đấu tập trung học lấy bằng đại học TDTT là một ví dụ khác về những thiệt thòi của VĐV đỉnh cao. Trước đây, Quốc đã thi và đậu vào Trường Đại học TDTT Từ Sơn nhưng sau 6 năm có tên, anh đành phải ngưng học vì bận làm… số 1 quốc gia. Đến tuổi 32, vẫn chưa có ai đủ sức thay thế anh ngoài một Trần Tuấn Quỳnh cũng gần ngang tuổi. Cách đây 2 năm, Trần Huy Bảo của TPHCM nổi lên như một người sẽ nối tiếp Quốc và Quỳnh nhưng sau khi đoạt HCB quốc gia 2010 (thua Quốc ở chung kết), Huy Bảo ngưng chơi và học đại học kinh tế.

Các VĐV tài năng đều chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và con đường học vấn. Họ chỉ có 2 chọn lựa: hoặc bỏ thể thao từ sớm hoặc chỉ còn cách học đại học TDTT khi giã từ sàn đấu.

Không ai bù đắp

Trường Năng khiếu nghiệp vụ TPHCM có thời nổi như cồn vì khả năng đào tạo tài năng thể thao. Có lúc, số VĐV ra trường đủ sức cung cấp cho 3 đội bóng chuyền, 2 đội bóng đá và 4-5 đội bóng bàn của TP. Nhưng nhiều năm gần đây, phụ huynh TPHCM không cho con theo học trường này vì không có tương lai. TPHCM giờ chỉ còn 1 đội bóng chuyền nhưng cầu thủ toàn tuyển từ địa phương khác. Chiếc nôi Trường Năng khiếu nghiệp vụ giờ không còn được biết đến.

Nguyên nhân chỉ có một: Tương lai của thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam là khá mờ mịt. Những trường hợp vừa thi đấu, vừa kiếm tiền như Tiến Minh hay Quang Liêm quá hiếm và chủ yếu cũng đến từ nỗ lực tự thân của các VĐV đó. Như trường hợp Tiến Minh, chỉ nội việc thuê chuyên gia Indonesia tập riêng cho anh thôi mà giữa bộ môn và liên đoàn cầu lông xảy ra mâu thuẫn về kế hoạch đầu tư. Hoặc như các tay vợt trẻ Nguyễn Hoàng Thiên, Lý Hoàng Nam của môn quần vợt thành công nhờ tiền của gia đình hoặc của đơn vị đầu tư ngoài xã hội chứ không phải đến từ ngân sách nhà nước.

Đã không có lối ra, chế độ đãi ngộ cũng nhiều bất cập. Như trường hợp Phan Thị Hà Thanh, đến nay chẳng có ưu đãi đặc biệt nào dù cô gái này hiện đang là VĐV đẳng cấp thế giới hiếm hoi của thể thao Việt Nam ở môn thể thao cơ bản này. Hà Thanh và gia đình của cô có nhiều chọn lựa khác trong cuộc sống nhưng họ đã chấp nhận đi theo thể thao, tiếc là những gì họ nhận được không tương xứng với thành tích.

ĐĂNG LINH

Theo dự báo, khi mùa bóng 2013 bắt đầu sẽ có khoảng 300 cầu thủ bóng đá thất nghiệp từ khoảng 10 đội bóng giải tán hoặc ngưng hoạt động. Xin nhớ bóng đá đang là môn thể thao thời thượng, kiếm nhiều tiền nhất. Tuy nhiên, cả 300 cầu thủ thất nghiệp đó đều không biết làm gì ngoài đá bóng trong đó bao gồm cả những ngôi sao như Thành Lương, Công Vinh… Đó là hệ quả của một quá trình chạy theo số lượng thay vì chất lượng. Các cầu thủ đều không được học hành và được hưởng thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của xã hội. Hơn nữa, chẳng ai định hướng nghề nghiệp nên khi có thu nhập cao lại không tích lũy. Đến khi thất nghiệp, họ chỉ biết ngồi chờ thời.

Tin cùng chuyên mục