Dễ người khó ta

Tranh luận về hoạt động của Trung tâm đào tạo trẻ VFF đã có lối ra khi Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng không ngần ngại cho biết ông sẽ học tập mô hình của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG về đào tạo trẻ. Thật ra, quan điểm này không có gì lạ bởi trước nay ông Dũng và bầu Đức luôn hợp lực và sát cánh bên nhau trong nhiều vấn đề liên quan đến bóng đá và đầu tư, mới đây nhất là thành công vang dội trong thương vụ đưa CLB Arsenal sang thi đấu tại Việt Nam. Vì vậy, Trung tâm đào trẻ VFF có học hỏi và tất nhiên là nhận sự hợp tác của Hoàng Anh Gia Lai cũng là điều ắt rồi sẽ đến, chỉ có sớm nay muộn mà thôi.

Tranh luận về hoạt động của Trung tâm đào tạo trẻ VFF đã có lối ra khi Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng không ngần ngại cho biết ông sẽ học tập mô hình của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG về đào tạo trẻ. Thật ra, quan điểm này không có gì lạ bởi trước nay ông Dũng và bầu Đức luôn hợp lực và sát cánh bên nhau trong nhiều vấn đề liên quan đến bóng đá và đầu tư, mới đây nhất là thành công vang dội trong thương vụ đưa CLB Arsenal sang thi đấu tại Việt Nam. Vì vậy, Trung tâm đào trẻ VFF có học hỏi và tất nhiên là nhận sự hợp tác của Hoàng Anh Gia Lai cũng là điều ắt rồi sẽ đến, chỉ có sớm nay muộn mà thôi.

Tuy nhiên, về góc độ chiến lược, đây lại là một bước đi khôn ngoan của đại diện VFF khi mà niềm tin của người hâm mộ bóng đá đối với tổ chức này đã xuống rất thấp trong thời gian gần đây. Không còn là suy luận chủ quan nữa mà trên hầu hết các báo mạng có ghi nhận bình luận của bạn đọc thì ai cũng mặc nhiên coi đại diện tương lai bóng đá Việt Nam là đội U.19 mà nòng cốt là các học viên chưa ra trường của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG, chứ không phải một đội nào khác do... VFF tổ chức. Không chỉ thành công về mặt chuyên môn, lứa cầu thủ này còn cho thấy họ có được đầy đủ các yếu tố của một cầu thủ chuyên nghiệp. Vậy nên, như ông Dũng nói, cần gì phải đi tìm đâu xa xôi mà không học hỏi ngay mô hình rất thành công này ngay trong nước.

Chủ trương tốt đẹp là vậy, giờ chỉ còn lo VFF triển khai nó như thế nào. Nếu VFF không cải tổ bộ máy, không mạnh dạn thay đổi nhân sự và tầm nhìn thì e rằng thật khó để làm được điều mà CLB Hoàng Anh Gia Lai đã làm trong nhiều năm qua. Thực tế là VFF không thiếu tiền, và xã hội không thiếu những nhà đầu tư sẵn sàng đổ tiền cho bóng đá. Nếu Trung tâm đào tạo trẻ VFF ra đời từ năm 2007 biết làm và chịu làm thì đến nay bóng đá Việt Nam cùng đã có thêm lứa cầu thủ tốt không kém gì của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG hay của Quỹ phát triển Tài năng bóng đá Việt Nam PVF do tập đoàn Vingroup đầu tư.

Để làm được như hai đơn vị tư nhân đã làm thì không chỉ có tiền mà phải tập hợp được người giỏi, có lộ trình khoa học và định hướng rõ ràng. Bên cạnh áp dụng giáo án đào tạo chuyên nghiệp của các CLB hàng đầu thế giới, còn cần xác định đâu là điểm yếu của bóng đá Việt Nam để có kế hoạch bổ sung hợp lý nhất. Thử đặt trường hợp một cầu thủ của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG mà có cú đá triệt hạ vào “ống đồng” đối phương như cầu thủ Đình Bảo đang chơi cho đội U.21 thì coi như mọi thành quả của học viện này gầy dựng cho đến nay sẽ tan tành mây khói. Nói vậy để thấy đào tạo trẻ không chỉ cần có tiền mà phải biết chắt chiu và trách nhiệm với những gì mình làm. Đó cũng là điều khó nhất đối với VFF hiện nay.

Theo như những gì đang chuẩn bị, bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai sẽ phối hợp với VFF tổ chức giải bóng đá U.19 liên lục địa, diễn ra tại Hà Nội hoặc TPHCM. Đây có thể xem là thương vụ Arsenal thứ hai, là cơ hội để các cầu thủ U.19 học hỏi kinh nghiệm từ các nền bóng đá đỉnh cao. Nếu giải đấu sớm diễn ra thì chắc chắn tham dự sẽ là các đội bóng thứ thiệt từ các châu lục, sẽ là dịp để khán giả Việt Nam mãn nhãn một lần nữa. Xem ra, VFF lại có cái để học hỏi tiếp theo sau khi hy vọng học thành công mô hình đào tạo trẻ.

PHƯƠNG NAM

Tin cùng chuyên mục