Đầu năm tản mạn về thu nhập của VĐV: Dưới mặt bằng chung xã hội

Một bộ phận nhỏ VĐV thu nhập đều đặn lên tới 10 triệu đồng như Hoàng Anh Tuấn (cử tạ), Vũ Thị Hương (điền kinh) hoặc thấp hơn chút là những VĐV như Trương Thanh Hằng (điền kinh). Còn lại hầu hết các VĐV chỉ được nhận 70.000 đồng tiền công mỗi ngày cùng với hỗ trợ từ địa phương (tối đa 3 triệu đồng tháng). Tiền thưởng cho mỗi tấm HCV tại các giải vô địch quốc gia (3 triệu đồng) dù đã cao hơn nhiều so với tiền thưởng từ UBTDTT (cũ), song có thể nhận thấy mức thu nhập của VĐV đang ở dưới mặt bằng chung của xã hội.
Đầu năm tản mạn về thu nhập của VĐV: Dưới mặt bằng chung xã hội

Một bộ phận nhỏ VĐV thu nhập đều đặn lên tới 10 triệu đồng như Hoàng Anh Tuấn (cử tạ), Vũ Thị Hương (điền kinh) hoặc thấp hơn chút là những VĐV như Trương Thanh Hằng (điền kinh). Còn lại hầu hết các VĐV chỉ được nhận 70.000 đồng tiền công mỗi ngày cùng với hỗ trợ từ địa phương (tối đa 3 triệu đồng tháng). Tiền thưởng cho mỗi tấm HCV tại các giải vô địch quốc gia (3 triệu đồng) dù đã cao hơn nhiều so với tiền thưởng từ UBTDTT (cũ), song có thể nhận thấy mức thu nhập của VĐV đang ở dưới mặt bằng chung của xã hội.

Ít VĐV có thu nhập cao

Đầu năm tản mạn về thu nhập của VĐV: Dưới mặt bằng chung xã hội ảnh 1

Không phải VĐV nào cũng có được thu nhập cao như Vũ Thị Hương (điền kinh). Ảnh: Nguyễn Nhân

Hoàng Anh Tuấn được xem là VĐV có thu nhập số một trong làng thể thao Việt Nam hiện nay (không kể các cầu thủ bóng đá) khi anh ký được hợp đồng trị giá 10 triệu đồng/tháng với Sở VH-TT-DL Đà Nẵng. Mặc dù năm 2008, Tuấn giành HCB duy nhất cho thể thao Việt Nam tại Olympic Bắc Kinh 2008, nhưng tiền thưởng của VĐV này cũng chưa tới 100 triệu đồng.

Tổng cộng, năm vừa qua lực sĩ này thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Vũ Thị Hương sau khi chuyển từ Thái Nguyên về An Giang cũng đang lĩnh mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng, nhưng năm vừa rồi tiền thưởng của Hương chỉ khoảng 20 triệu đồng các loại. Trương Thanh Hằng cũng nằm trong nhóm 10 VĐV có thu nhập cao.

Ngoài 2 triệu đồng tiền lương ĐTQG cùng với những khoản tiền thưởng từ ba vòng đấu Grand Prix châu Á (đều giành HCV) thì tổng thu nhập cũng chỉ khoảng 100 triệu đồng. Nếu tính tổng số tiền thưởng trực tiếp giành được từ các giải đấu trong năm của giới VĐV có lẽ tay vợt Nguyễn Thùy Dung (Hà Nội) đứng đầu với khoảng 6.000 USD, song để có được số tiền thưởng đó, gia đình VĐV này đã phải chi cả tỷ đồng.

Đa số dưới mặt bằng chung

Tính trung bình, mỗi tuyển thủ quốc gia hiện chỉ thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng. Những VĐV có thu nhập cao hơn kể từ ngày 1-1-2009 sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Nhiều VĐV mà cụ thể nhất là Trương Thanh Hằng sẽ còn phải đối mặt với phương án chỉ trả tiền cho VĐV từ một đầu mối sẽ được áp dụng. Khi đó, mỗi VĐV đội tuyển quốc gia sẽ chỉ được nhận tiền từ Tổng cục TDTT, chứ không thể “nhận thêm” từ đơn vị chủ quản. Và như thế, thu nhập của VĐV còn xuống thấp hơn nhiều nữa.

Rất nhiều VĐV như ở đội tuyển bắn súng quốc gia, phải tập huấn cả năm không có điều kiện chăm sóc người thân, mà khoản thu nhập lại hạn hẹp, mỗi năm chỉ trông và khoản tiền thưởng 25 triệu đồng cho mỗi HCV Đông Nam Á. HCV từ các giải đấu châu lục trở lên mỗi năm chỉ có vài VĐV giành được và họ coi như… trúng số! Vì thu nhập thấp, khi các VĐV giải nghệ thường “tay trắng” hoặc phải làm lại từ đầu. Điển hình như “búp bê” Đỗ Thị Ngân Thương. Sau hơn 5 năm gắn bó với môn thể dục dụng cụ đã dính doping, và dù may mắn vẫn được nhận đặc cách vào Đại học TDTT nhưng cô chẳng dành dụm được đồng nào, buộc phải nhận chu cấp từ gia đình để theo đuổi chuyện học.

Tuổi thọ nghề của VĐV đỉnh cao thường rất ngắn (trừ trường hợp cá biệt như VĐV bắn súng, cờ) mà thu nhập lại hạn chế như vậy nên nhiều năm qua các trung tâm lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng đang rất khó khăn trong khâu tuyển chọn VĐV năng khiếu.

Thanh Phong

Tin cùng chuyên mục