Cuộc chiến với doping: Thật giả khôn lường

Trong bối cảnh cả thế giới còn chưa hết rúng động vì những cáo buộc doping liên tiếp xảy ra, Tổ chức phòng chống doping thế giới (WADA) vừa bất ngờ công bố quyết định tạm đình chỉ hoạt động của phòng thí nghiệm tại Bắc Kinh trong vòng 4 tháng vì gian lận. Giới quản lý thể thao người mừng, người lo vì nơi đây từng được ví là trung tâm uy tín của cả khu vực châu Á…

Trong bối cảnh cả thế giới còn chưa hết rúng động vì những cáo buộc doping liên tiếp xảy ra, Tổ chức phòng chống doping thế giới (WADA) vừa bất ngờ công bố quyết định tạm đình chỉ hoạt động của phòng thí nghiệm tại Bắc Kinh trong vòng 4 tháng vì gian lận. Giới quản lý thể thao người mừng, người lo vì nơi đây từng được ví là trung tâm uy tín của cả khu vực châu Á…

Cuộc chiến với doping: Thật giả khôn lường ảnh 1

Phòng thí nghiệm tại Bắc Kinh tạm thời bị cấm hoạt động trong 4 tháng.  Ảnh: T.L

Theo tiết lộ của WADA, phòng thí nghiệm tại Bắc Kinh năm ngoái đã báo cáo 2 kết quả xét nghiệm âm tính giả, trong khi mẫu thử sau khi được kiểm tra lại cho kết quả dương tính với chất cấm nằm trong danh mục của WADA. Vụ việc này đã gây sốc tâm lý đối với hầu hết những nền thể thao ở châu Á, vì lâu nay, tất cả đều tin tưởng tuyệt đối vào kết quả xét nghiệm các mẫu A và B khi gửi tới phòng thí nghiệm Bắc Kinh. Nên nhớ rằng, sau 27 năm hoạt động (ra đời từ năm 1989), phòng thí nghiệm này đã góp phần thay đổi diện mạo cho thể thao châu Á nói riêng và thế giới nói chung, vì hàng triệu mẫu thử doping (máu và nước tiểu) đã được xét nghiệm, trong đó không ít VĐV bị cấm thi đấu vì phát hiện sử dụng chất cấm để mưu cầu thành tích.

Bị cấm hoạt động 4 tháng, các công việc liên quan đến phân tích các mẫu máu và nước tiểu của phòng thí nghiệm Bắc Kinh được WADA yêu cầu chuyển đến một phòng thí nghiệm khác ở châu Á đã có giấy phép. Chắc chắn sẽ có án phạt nặng từ Tòa án thể thao một khi kết quả điều tra được công bố đúng như những gì WADA cho hay. Thế cho nên, ngay cả khi phòng thí nghiệm vốn được cho là uy tín này có thời gian kháng cáo đến 21 ngày, và đội ngũ quản lý tại đây lý giải rằng không theo kịp các yêu cầu kỹ thuật mới nhất của WADA, thì niềm tin vào tính trung thực của công tác phòng chống doping cũng đã bị lung lay. Kéo theo đó, hàng trăm ngàn mẫu thử từng được công bố là “sạch” lại bị đặt vào diện nghi ngờ.

Trước thời điểm khởi tranh Olympic 2016 vài tháng, vụ bê bối này khiến WADA cũng cảm thấy lo ngại cho cuộc chiến với doping, bởi lẽ nhiều mẫu thử của VĐV tại châu Á đã “qua cửa” một cách an toàn và được thừa nhận là hợp pháp. Điều đó bắt buộc WADA phải kiểm tra và đánh giá lại tính trung thực và cách thức hoạt động của 34 phòng thí nghiệm được chính họ cấp giấy phép hoạt động trên khắp thế giới, để Olympic 2016 không đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì hàng loạt nghi án doping có thể bị phơi bày ngay trong thời điểm diễn ra cuộc tranh tài thể thao lớn nhất hành tinh.

Không chỉ thể thao Việt Nam, giờ đây, vấn đề càng trở nên phức tạp hơn đối với thể thao nhiều nước ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Nếu không gửi mẫu thử doping của VĐV đến Bắc Kinh để xét nghiệm, thì theo yêu cầu của IOC, cũng phải chuyển tới phòng thí nghiệm khác và có thể chi phí phát sinh còn tốn kém và rắc rối hơn nữa về thủ tục.


LÊ QUANG


Australia phản ứng WADA

Tổ chức chống doping Australia vừa lên tiếng phản ứng WADA vì đã đưa chất Meldonium vào danh mục chất cấm kể từ thời điểm tháng 1-2016 và đã gây ra hiệu ứng không tốt trước thềm Olympic 2016. Tay vợt nữ người Nga - Maria Sharapova – trở thành trường hợp đầu tiên bị phát hiện sau khi cô sử dụng loại thuốc điều trị các vấn đề về sức khỏe có chứa hoạt chất Meldonium - vốn đã được sử dụng suốt 32 năm qua vì có thể giúp VĐV và những người chơi thể thao tránh được sự đột quỵ ngay trên sân thi đấu.

Trong khi đó, WADA vẫn bảo lưu quan điểm khi cho rằng chất Meldonium tăng chuyển oxy đến các cơ bắp tức là có thể tác động tích cực đến sức chịu đựng của VĐV. Nó tác động vào trung tâm thần kinh giống như cafein và các chất kích thích khác, giúp VĐV hưng phấn hơn, giúp phục hồi nhanh hơn và kéo dài dù bạn bị vắt kiệt sức như chơi quần vợt hoặc xe đạp.

Tin cùng chuyên mục