Cứ ra riêng trước, rồi tính tiếp

Công bằng mà nói, hiếm có mô hình nào giống VPF khi các ông chủ CLB lại ngồi ở ghế lãnh đạo Công ty quản lý các CLB. Những vấn đề về “nhóm lợi ích” hay “xung đột quyền lợi” rất dễ xảy ra hoặc sẽ khiến dư luận nghi ngờ…
Cứ ra riêng trước, rồi tính tiếp

Công bằng mà nói, hiếm có mô hình nào giống VPF khi các ông chủ CLB lại ngồi ở ghế lãnh đạo Công ty quản lý các CLB. Những vấn đề về “nhóm lợi ích” hay “xung đột quyền lợi” rất dễ xảy ra hoặc sẽ khiến dư luận nghi ngờ…

Công ty VPF ra đời từ những khối óc của các ông bầu, sẽ tạo một bước ngoặt “lịch sử” cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: Quang Thắng

Công ty VPF ra đời từ những khối óc của các ông bầu, sẽ tạo một bước ngoặt “lịch sử” cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: Quang Thắng

Cứ xem cách giải thích của bầu Kiên khi ngồi trên bàn Chủ tịch thì sẽ hiểu bản chất của sự ra đời VPF là gì? Ví dụ khi ông bầu này nói rằng VPF sẽ không lỗ nhưng lại không giải thích tại sao lại như vậy. Không giải thích nhưng cũng chẳng ai thắc mắc bởi với một “đại gia” như bầu Kiên, chuyện để cho VPF có lời chắc là không khó.

Tuy nhiên, nói như vậy để thấy rằng VPF vẫn chưa có một kế hoạch ngắn hạn hay chiến lược đường dài cụ thể nào. Nó ra đời vì… phải như vậy. Ý nghĩa quan trọng nhất của VPF trong ngày 14-12 là chính thức tách ra khỏi sự quản lý của VFF dù về lý thuyết là không thể có điều đó.

Đấy là lý do mà chúng tôi cho rằng các ông bầu buộc phải tham gia, phải có tên trong HĐQT dù ai cũng thừa nhận mình không đủ thời gian. Hiểu theo cách đó thì sắp đến, VPF sẽ cậy nhờ khá nhiều vào tài tháo vát của ông Phạm Ngọc Viễn, ông Trần Duy Ly bởi các ông bầu đã hoàn thành xong “nhiệm vụ lịch sử”. Sự có mặt của họ giờ đây, mang nhiều ý nghĩa tinh thần hơn.

o 0 o

Một “góc” khác của việc ra đời VPF được nhiều người liên tưởng đến sự thay đổi quyền lực tại VFF trong  thời gian tới, nhiệm kỳ tới. VPF đang mang dáng dấp của một “VFF đệ nhị” khi rõ ràng, quyền tác động của VPF đối với đại đa số ủy viên Ban chấp hành VFF rất lớn. Không thể ngày một, ngày hai thay đổi được VFF nên các ông bầu đã quyết định dùng VPF để làm đối trọng chăng? Giành quyền kiểm soát các giải đấu quan trọng cũng đồng nghĩa đã triệt tiêu phần lớn công việc (và quyền lợi) của VFF. Không khó để tưởng tượng, sắp đến, VFF là một từ dễ bị đi vào quên lãng và cộng đồng bóng đá sẽ nhắc đến VPF nhiều hơn. Nếu mọi thứ đúng như thế thì đây mới thật sự là “cuộc cách mạng” của các ông bầu.

Chính sự ra đời của VPF cho thấy VFF đã hoạt động kém đến thế nào suốt thời gian qua. Sự đồng thuận với VPF càng cao thì chẳng khác nào hạ thấp những công việc của VFF thời gian trước đó. Nó phản ảnh một cách trung thực tầm ảnh hưởng của VFF đã sút kém đến thế nào ở thời điểm hiện tại. VPF có thành công hay không thì chưa biết nhưng chắc chắn, trước sau gì VFF cũng không thể giữ được uy tín và quyền lực của mình.

Đấy là điều đáng buồn cho bóng đá Việt Nam khi tiếng nói của cơ quan quản lý bóng đá lại quá nhỏ ngay tại một thành viên vẫn đang chịu sự quản lý của mình. Sự thắng thế của các ông bầu càng làm cho nỗi thất vọng về bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam lớn hơn. Không thể nói gì khác: Bóng đá Việt Nam vẫn đang sống, đang thở và đang thay đổi vì các ông bầu bóng đá.

Nên vui hay buồn bây giờ?

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục