Chiến lược nào?

Người ta hay nói, Học viện Arsenal của bầu Đức trên Trung tâm Hàm Rồng là một cách làm bóng đá mang tính chiến lược của HA.GL. Nói vậy cũng đúng, nhưng chỉ mới ở góc độ của một CLB chứ nếu nhìn toàn cục, phải gọi đấy là cách “đi tắt, đón đầu” hơn là chiến lược.
Chiến lược nào?

Người ta hay nói, Học viện Arsenal của bầu Đức trên Trung tâm Hàm Rồng là một cách làm bóng đá mang tính chiến lược của HA.GL. Nói vậy cũng đúng, nhưng chỉ mới ở góc độ của một CLB chứ nếu nhìn toàn cục, phải gọi đấy là cách “đi tắt, đón đầu” hơn là chiến lược.

Chủ trương cắt giảm ngoại binh chưa hẳn là biện pháp tốt nhất trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Hoàng Hùng

Chủ trương cắt giảm ngoại binh chưa hẳn là biện pháp tốt nhất trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Hoàng Hùng

Khi dàn cầu thủ trẻ đào tạo 7 năm ấy ra lò, bầu Đức hẳn sẽ yên tâm về lực lượng và thậm chí có thể thu lợi từ việc chuyển nhượng cầu thủ. Nhưng như vậy thì cũng chỉ mới giải quyết một phần tài chính hoạt động. Nói cách khác, chỉ mới là đỡ tốn kém hơn mà thôi.

Mới thất bại tại SEA Games 26, chưa xem xét mọi việc cho căn cơ, VFF vội vã đề ra chính sách cắt giảm ngoại binh tại các giải nội địa, rồi còn chủ trương mở rộng cửa cho cầu thủ Việt kiều hoặc gốc Việt về thi đấu như một nội binh. Rõ ràng, với động thái ấy, VFF hoàn toàn chưa có chiến lược cụ thể phát triển bóng đá nội địa.

Tiêu chí của Công ty VPF là lỗ năm đầu khoảng 10 tỷ đồng, năm kế tiếp sẽ không lỗ nhưng còn chuyện kiếm được lời bao nhiêu thì lại chưa thấy ai vạch ra lộ trình. VPF ra đời đâu phải để kiếm lợi nhuận bởi các CLB chẳng trông đợi mấy chuyện doanh thu từ số cổ phần ít ỏi ở VPF. Cái chính là từ các CLB phải kinh doanh hiệu quả thì mới mong bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có đời sống dài hạn được. Cái này, không thấy ai vẽ ra chiến lược nào cả.

Ba câu chuyện nói trên cho thấy, dù nói làm bóng đá phải có chiến lược dài hơi nhưng đến nay, thật khó hình dung chiến lược ấy là cái gì cả.

o0o

Trong bối cảnh bóng đá Việt Nam đang sống nhờ túi tiền của các ông bầu, mà cũng chẳng có nhiều doanh nghiệp đủ sức theo đuổi bóng đá thì con đường tồn tại của làng cầu Việt khó bền vững. Nói đâu xa, chẳng phải tự nhiên mà các ngân hàng đang chiếm phân nửa nguồn tài chính hàng năm rót cho V-League. Nhưng dù là ngân hàng thì cũng không thể cứ dựa dẫm mãi vào một nguồn ngân sách như kiểu của thời bao cấp như vậy.

Cái mà người ta cần thấy đó là lộ trình kiếm ra tiền của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ra sao. Không thể gọi là chuyên nghiệp nếu không dùng bóng đá nuôi bóng đá. Lộ trình ấy gồm mấy bước, bắt đầu từ khâu nào, thu được bao nhiêu nguồn, mỗi nguồn chiếm bao nhiêu %? Những vấn đề như vậy chắc chắn không dễ làm nhanh, vậy mà lại chẳng có chiến lược nào cả.

Thay vì vậy, đang có xu hướng bóng đá chuyên nghiệp lại phục vụ chủ yếu cho đội tuyển quốc gia thông qua việc cắt giảm ngoại binh. Chưa thấy cái gì tốt hơn, chỉ dễ hình dung là khán giả sẽ giảm đi, các CLB sẽ gánh nặng chi phí đào tạo hơn, thị trường chuyển nhượng sẽ rối rắm hơn. Trên thế giới, người nào làm việc đó. Các CLB phát triển riêng, các liên đoàn bóng đá muốn phát triển nhân tài thì cứ đưa ra những yêu cầu để ràng buộc. Không nhất thiết là cứ bắt các CLB phải hy sinh để làm nhiệm vụ quốc gia bởi chẳng có gì bảo đảm, ít ngoại binh thì đội tuyển quốc gia sẽ mạnh.

Ở đâu cũng vậy. Muốn có đội tuyển mạnh thì giải vô địch phải hấp dẫn, quyết liệt và giàu tính tranh đua. Chưa thấy chiến lược nào để làm cho các giải nội địa mạnh hơn, giàu hơn thì xin khoan nói chuyện các đội tuyển sẽ tốt hơn.

Chứ cứ để những người thành đạt như bầu Đức phải nghĩ chuyện cắt giảm đầu tư cho bóng đá thì không ổn chút nào. Khổ nỗi, ông muốn làm chiến lược cho CLB của mình thì lại cần VFF phải đưa ra chiến lược trước.

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục