Bóng đá và văn hóa

Một tuần sau khi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội xử vụ 6 cổ động viên (CĐV) Hải Phòng gây rối ở trận đấu có đội Xi măng Hải Phòng (XMHP) thi đấu tại sân Hàng Đẫy (Hà Nội) cách đây một năm, chiều 25-7, ngay ở sân Hàng Đẫy, CĐV Hải Phòng lại đốt pháo sáng, chống lại cảnh sát và thêm 2 người bị tạm giữ.
Bóng đá và văn hóa

Một tuần sau khi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội xử vụ 6 cổ động viên (CĐV) Hải Phòng gây rối ở trận đấu có đội Xi măng Hải Phòng (XMHP) thi đấu tại sân Hàng Đẫy (Hà Nội) cách đây một năm, chiều 25-7, ngay ở sân Hàng Đẫy, CĐV Hải Phòng lại đốt pháo sáng, chống lại cảnh sát và thêm 2 người bị tạm giữ.

Màn đốt pháo sáng trong một trận đấu có đội XMHP tham gia do các CĐV đất Cảng thực hiện.

Màn đốt pháo sáng trong một trận đấu có đội XMHP tham gia do các CĐV đất Cảng thực hiện.

Chỉ riêng chuyện đốt pháo sáng thì hầu như trận nào CĐV Hải Phòng cũng đều tái phạm. Suốt 3 năm qua, những án phạt từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đối với CĐV Hải Phòng đến không xuể. Tất cả các biện pháp có thể áp dụng đều được thực hiện nhưng kết quả là con số 0. Nó khiến cho bất kỳ trận đấu nào có XMHP thi đấu đều được đặt trong tình trạng căng thẳng cao, tốn hao tiền của cho công tác an ninh và gây ra những hình ảnh tồi tệ đối với một trận bóng đá. Những gì xảy ra đủ để khẳng định sự bất ổn trên khán đài chẳng còn là chuyện riêng của bóng đá.

Cũng cần nói một chút về CĐV Hải Phòng. Họ nổi tiếng là những người cuồng nhiệt nhất. Sân Lạch Tray tại đất Cảng bao giờ cũng bán vé, giá cao nhất Việt Nam, nhưng lúc nào cũng đông nghịt người. Phải mê lắm thì người ta mới bỏ cả trăm ngàn đồng mua vé vào “hành xác” trong sân vận động. Còn chuyện đốt pháo sáng? Người viết bài này đã chứng kiến người hâm mộ Hải Phòng đốt pháo tại một sự kiện âm nhạc có liên quan đến bóng đá, tổ chức ngoài đường phố. Họ đốt, nhảy múa và không hề… quậy phá.

Nếu chứng kiến điều đó, chúng ta dễ hiểu rằng đốt pháo sáng với CĐV Hải Phòng là thói quen, là cách biểu hiện đam mê chứ chưa hẳn họ đốt vì muốn bị… đánh. Thành ra, cũng cần phải tách bạch giữa chuyện đốt pháo sáng với chuyện quậy phá trên khán đài vốn mang màu sắc bạo lực, côn đồ và coi thường pháp luật.

* * *

Nếu tách bạch hai chuyện ấy, vấn đề trở nên đáng quan tâm hơn. Thực ra CĐV Hải Phòng có quậy trên khán đài thì cũng giống bất kỳ sân bóng nào khác. Chỉ có điều nó chứa nhiều bạo lực hơn, họ bị… ghét nhiều hơn và chính họ cũng ức chế hơn các CĐV nơi khác.

Sự thật là khán đài sân bóng nào cũng có chuyện. Từ Hàng Đẫy đến Lạch Tray, từ Vinh vào Đà Nẵng, từ Long An xuống Cao Lãnh… nơi nào cũng có ít nhất 2 vụ/mỗi mùa bóng. Thôi thì đủ chuyện, máu đổ, chết người ở sân Vinh; lửa cháy trên khán đài rồi CĐV lao xuống sân ở Đà Nẵng, Đồng Tháp. Chỉ cần trên sân trọng tài thổi sai hoặc cầu thủ đối phương chơi xấu là khán đài rần rần như có bão. Người ta đến sân bây giờ có vẻ như cứ chực có chuyện là… quậy, nên có những trận rất bình thường nhưng khán giả vẫn cứ chửi mắng trọng tài và đội khách khi đội nhà thua trận. Mỗi trận đấu ở V-League bây giờ đều ở trong tình trạng báo động cao với lực lượng an ninh. Theo dõi bóng đá Việt Nam rất lâu chúng tôi có thể kết luận: Văn hóa sân cỏ tại Việt Nam hầu như chưa hình thành.

Cho đến thời điểm này, điều VFF có thể làm được là khuyến cáo và ra án phạt bằng văn bản. Thế nhưng, tất cả những biện pháp ấy chẳng giải quyết được gì. Vì sao CĐV Hải Phòng vẫn đốt pháo sáng? Vì sao họ đem được pháo vào. Cấm CĐV ném vật cứng xuống sân được không khi khán đài đâu thiếu đá cuội và những vật nặng khác. Hệ thống kiểm soát tại sân bóng rất kém, đã thế, đa số các sân mở cửa miễn phí để kéo khán giả đến sân. Những biện pháp an toàn trên khán đài hầu như không có, để bảo đảm an ninh phải đưa lực lượng công an lên khán đài và từ đó, rất dễ dẫn đến các cuộc đụng độ giữa CĐV và đơn vị chức năng. Trong tâm trạng xem bóng đá mà cứ sợ bị cầu thủ đóng kịch trên sân, trọng tài ép đội nhà… thì rất dễ bị kích động.

* * *

Ngày trước, mỗi địa phương có  đội bóng riêng, các ngành nghề có đội bóng riêng, nên luôn có giới CĐV trung thành đến sân để thưởng thức bóng đá thực sự. Bây giờ, các đội bóng bị tư nhân hóa, chất địa phương ngày càng mai một, chất lượng chuyên môn đi xuống mà tiêu cực thì chẳng ai dám khẳng định là không, nên cách nhìn, cách quan tâm đến bóng đá của người hâm mộ giờ đã khác. Người yêu bóng đá đẹp thì… ở nhà, còn người đến sân thì tha hồ trút mọi ức chế trong cuộc sống thường nhật lên cầu thủ, trọng tài. Hay nói cho đúng hơn, người ta đến sân bây giờ vì yêu bóng đá thì ít mà để “xả” bực bội thì nhiều.

Thế mới có chuyện vui, sân Lạch Tray nhận không biết bao nhiêu án phạt, CĐV Hải Phòng bị cấm đi xem ở sân khách, thế mà họ vẫn quậy, vẫn đốt pháo, vẫn tấn công lực lượng an ninh… Nếu họ thực sự yêu đội nhà, yêu bóng đá và đến sân để thưởng thức những pha bóng đẹp thì tại sao lại như thế?

Tâm Việt

Tin cùng chuyên mục