Bộ VH-TT& DL mở lớp tập huấn về phòng chống Doping tại VN: “Cần thường xuyên cập nhật các danh mục thuốc cấm sử dụng!”

Đó là một trong các khuyến cáo của Luật phòng chống Doping được áp dụng trên toàn thế giới kể từ năm 2003, do chính Chủ tịch Hội đồng Y học thể thao Ủy ban Olympic châu Á (OCA) – Giáo sư M.Jegathesan (người Malaysia) truyền đạt vào buổi sáng (9-9) khai giảng cho 133 học viên là cán bộ, HLV thể thao về tham dự lớp tập huấn do Bộ VH-TT&DL mở tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Bộ VH-TT& DL mở lớp tập huấn về phòng chống Doping tại VN: “Cần thường xuyên cập nhật các danh mục thuốc cấm sử dụng!”

Đó là một trong các khuyến cáo của Luật phòng chống Doping được áp dụng trên toàn thế giới kể từ năm 2003, do chính Chủ tịch Hội đồng Y học thể thao Ủy ban Olympic châu Á (OCA) – Giáo sư M.Jegathesan (người Malaysia) truyền đạt vào buổi sáng (9-9) khai giảng cho 133 học viên là cán bộ, HLV thể thao về tham dự lớp tập huấn do Bộ VH-TT&DL mở tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

Trong các chuyên đề đặc biệt quan trọng về vấn nạn doping trong thể thao, chuyên gia M.Jegathesan đã nhấn mạnh đến sự thiếu hiểu biết trong công tác phòng chống, đặc biệt là đối với nền thể thao của các nước kém phát triển. Trong đó, ông cũng lưu ý rằng, từ năm 1960, một VĐV đua Xe đạp đã ngã quỵ ở mức đến và bị đột tử sau đó ít phút tại Đại hội Thể thao ở Turin khiến cả thế giới bàng hoàng nhưng họ lại chưa hiểu điều gì đã xảy ra. Thế nhưng 3 năm sau, người ta đã bắt đầu chú ý đến hiện tượng bất thường này và xem như cột mốc đầu tiên của thể thao thế giới đối với Doping.

Bộ VH-TT& DL mở lớp tập huấn về phòng chống Doping tại VN: “Cần thường xuyên cập nhật các danh mục thuốc cấm sử dụng!” ảnh 1

Giáo sư M.Jegathesan - Chủ tịch Hội đồng Y học thể thao Ủy ban Olympic châu Á (OCA).

Tuy nhiên, sau sự kiện VĐV chạy 100m Ben Jonhson (Canada) phá kỷ lục thể giới với thành tích 9”79 tại Olympic Seoul 1988 và sau đó có mẫu xét nghiệm dương tính nên bị tước HCV, các quốc gia châu Âu đã đề cập đến vấn đề phòng chống Doping kể từ năm 1993.

Và phải đến năm 2003, Luật phòng chống Doping trên toàn thế giới đã được thông qua, buộc các quốc gia là thành viên Ủy ban Olympic phải ký cam kết không được sử dụng thuốc cấm và các phương pháp bị cấm trong danh mục WADA Code do Ủy ban phòng chống Doping quốc tế đưa ra vào tháng 10 hàng năm và áp dụng chính thức từ ngày 1-1 cho năm kế tiếp.

Thế nhưng điều cần quan tâm là theo luật này, nếu chỉ có mỗi Ủy ban Olympic QG ký nhưng Chính phủ không tham gia, thì đoàn Thể thao của họ vẫn được tham dự Olympic nhưng nếu VĐV đoạt được huy chương thì quốc kỳ của nước đó sẽ không được phép kéo lên.

Được biết, để chuẩn bị cho việc đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 2018), với sự hỗ trợ của Ủy ban Olympic châu Á (OCA), VN sẽ có chủ trương xây dựng trung tâm xét nghiệm Doping đủ tiêu chuẩn được công nhận.

ANH HUY

Tin cùng chuyên mục