Arsenal chẳng việc gì giữ Sanchez!

Alexis Sanchez và Mesut Oezil, nếu Arsenal buộc phải bán một trong hai trụ cột này trong kỳ chuyển nhượng mùa hè, thì người đó nên là Sanchez.

 
Arsenal chẳng việc gì giữ Sanchez!

Alexis Sanchez hẳn phải rất giỏi trong việc quản lý thời gian. Bởi anh thu xếp quá tốt để cân bằng giữa sở thích đá bóng là và “sự nghiệp diễn xuất”. Minh chứng? Hãy nhớ lại những lần anh giận giữ rút đôi găng tay, thét vào mặt các đồng đội, gục đầu dỗi hờn hay nhìn chằm chằm vào những ai không tình nguyện chuyền bóng cho anh… Chào mừng các bạn đến với show diễn của Alexis!

Cái giá của một ngôi sao

Đôi khi, có cảm giác cầu thủ người Chile này không chỉ chơi bóng cho Arsenal FC mà còn cho cả… Alexis FC. Trong bóng đá, ranh giới giữa sự tự tin và tự cao của một cầu thủ khá mong manh, và Alexis đã thường xuyên nhảy qua, nhảy lại ranh giới đó.

Còn nhớ ở mùa giải trước khi mua được Sanchez, Arsenal thường chơi với tinh thần hợp tác và đoàn kết rất tuyệt vời. Cả hai phẩm chất đó được chứng minh khi Jack Wilshere ghi bàn thắng đẹp nhất trong sự nghiệp vào lưới Norwich sau 6 nhịp bật tường tanh tách của 3 cầu thủ Arsenal; cũng như khi Olivier Giroud không dứt điểm mà giật gót về cho Aaron Ramsey sút bóng ghi bàn, giúp họ vô địch FA Cup 2014.

Nhưng sau đó thì Sanchez đến. Rời Barcelona sau nhiều năm mệt mỏi làm nền cho Lionel Messi, Alexis đã khẳng định ngay từ thời khắc bước vào sân Emirates rằng anh thích nhận hơn là chuyền bóng, và sẽ “đe dọa” bất đồng đội nào không “phục vụ” anh.

Lối chơi phối hợp tập thể của Pháo thủ đã bị gián đoạn từ đấy, để tận dụng hết những kỹ năng tuyệt vời của cầu thủ người Chile. Rất nhiều lần, trong màu áo Arsenal, Sanchez đã làm được những điều cực kỳ tuyệt vời, nhưng đôi khi anh cũng đánh mất bóng và làm đội nhà dính phản công.

Những lần “bốc hỏa” của Sanchez

Mùa giải trước, khi Arsenal đá tệ để rồi không được dự Champions League, sự thất vọng của Sanchez đã xuống tới tận cùng. Không minh chứng nào rõ nét hơn cơn cáu giận khi anh bị thay ra ở phút 79 trận gặp Swansea: Anh tỏ rõ vẻ ngán ngẩm, không thèm bắt tay ông Wenger, đá tung chiếc găng tay rồi ra thẳng một góc sân ngồi chụp mũ lên đầu. Càng đáng nói hơn khi hành động ích kỷ đó đã làm người ta quên mất Danny Welbeck. Đồng đội vào thay Sanchez thời điểm ấy có rất nhiều cảm xúc khi lần đầu tiên trở lại sân cỏ sau một năm chấn thương. Đó lẽ ra là khoảnh khắc của anh.

Trước Sanchez, Pháo thủ cuối cùng từng cau có và quát thét đồng đội khi họ không xem mình là trung tâm là Thierry Henry. Về sau, chính huyền thoại người Pháp đã thừa nhận thói quen hăm dọa ấy đã cản trở sự phát triển của các đồng đội trẻ.

“Sự cố Swansea” sau đó được Sanchez lặp lại trong các trận đấu với Crystal Palace, Manchester City và Bournemouth. Thái độ ấy không được nhiều người đồng tình, thậm chí HLV Ian Holloway của Queens Park Rangers còn gọi cầu thủ người Chile là “con lợn ích kỷ”.

Trong bóng đá, có nhiều trường hợp một ngôi sao được xem (hoặc tự xem) là trung tâm của đội bóng – nhưng chỉ là khi cầu thủ đó thật sự vô cùng xuất sắc. Alexis là một cầu thủ giỏi, nhưng anh không phải Diego Maradona, Gheorghe Hagi hay Roberto Baggio.

Tuy nhiên, dù một số Gooners đã phát chán cách thể hiện của Sanchez, thì phần đông vẫn yêu thích anh. Lý do: Trong suốt mùa giải bất bại lịch sử 2003-2004, Arsenal sở hữu nhiều những cầu thủ như thế, cả trong và ngoài sân; nhưng kể từ đó, họ không còn những thủ lĩnh như thế nữa. Họ cũng không còn những đội trưởng đúng nghĩa, chỉ còn “thủ lĩnh trên giấy tờ”.

Ông Wenger, HLV trưởng và hình ảnh đại diện của CLB, giờ đã là một ông giáo già suốt ngày bị người đời chê bai. Ở trên BLĐ, nhà quản lý David Dein huyền thoại cũng đã nhường bước cho một Ivan Gazidis chỉ giỏi gây hoang mang. Thế nên, khi Alexis bước lên và làm tất cả những hành động kiêu ngạo đó, số đông fan Arsenal vốn đang rất khát một thần tượng ấy có vẻ đã nhìn lầm. Qua lăng kính ấy, họ lại thấy Sanchez quan tâm đến kết quả, đến vận mệnh đội bóng hơn bất kỳ ai khác…

Nên chọn Oezil hơn Sanchez

Hình ảnh tương phản của Sanchez chính là Oezil, cũng là một ngôi sao đẳng cấp thế giới của Pháo thủ và chỉ còn một năm trong hợp đồng. Trong khi Sanchez là đại diện mẫu mực của cái tôi, thì Oezil lại thường xuyên cầu nguyện cho sự an toàn của tất cả mọi người trong sân trước mỗi trận đấu, và là cầu thủ khiêm tốn bậc nhất làng túc cầu.

Mùa giải trước không phải là mùa tốt nhất của Oezil, nhưng anh chưa bao giờ đánh mất thứ ma thuật của mình. Anh vẫn kiến tạo nhiều bàn trong các trận cầu lớn, ghi một hat-trick ở Champions League, lập kỷ lục về số cơ hội tạo ra trong một trận đấu ở Premier League (trước Sunderland hồi tháng Năm) và chuyền trúng đích nhiều nhất ở nửa cuối sân tại giải đấu này.

Trong khi Sanchez luôn miệng hô hào “tôi, tôi, tôi”, thì Mesut lặng lẽ làm tốt công việc của mình. Anh là một cầu thủ “rất, rất vì tập thể” và là người “hy sinh bản thân vì đội bóng” – theo lời ông Wenger. Sau khi Pháo thủ chiêu mộ Alexandre Lacazette, vai trò của Oezil càng thêm quan trọng.

Arsenal mùa giải tới chỉ được đá Europa League, nên sẽ rất khó giữ cả Sanchez và Oezil. Cân nhắc tất cả những luận điểm trên, sự lựa chọn của họ đã là khá rõ ràng.

Tin cùng chuyên mục